Vườn sứ Phát Lợi

Địa chỉ: 202/3 Lã Xuân Oai, P. Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh

Hình ảnh vườn sứ năm 2010

Điện thoại: 0974.828.428 - 0975.828.428 Email: caycanhphatloi@gmail.com

Sứ ghép

Hiện tại vườn có hơn 300 giống sứ màu khác nhau

Trái thần kỳ - Cây Thần kỳ

Loại trái cây làm biến đổi vị giác của lưỡi, biến chất chua - đắng thành ngọt. Quý khách được dùng thử miễn phí tại vườn

Quý khách vui lòng gọi điện hẹn trước khi đến tham quan và mua hàng tại Vườn sứ Phát Lợi.
ĐT: 0974.828.428
HOTLINE/ZALO/VIBER : 0975.828.428 (Mr. Lợi)

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 1999

Hoa Ngọc Lan



1. Mở đầu


Cây Ngọc Lan hay còn được gọi là Sứ ngọc lan có tên kho học Michellia champaca thuộc họ Magnoliacee. Cây cò nguồn gốc chính từ Ấn Độ, cây có hoa trắng rất thơm, lá đẹp và tạo bóng mát nên được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm. Ở nước ta, cây được trồng hầu hết ở các thành phố lớn và đặc biệt được trồng nhiều ở trường học, công viên, chùa chiền...

Gỗ màu nâu cứng đẹp có thể đánh bóng rất láng, dùng làm bàn ghế, đồ tiện khắc, gỗ dán đẹp. Hoa có thể chưng cất dầu thơm, chế nước hoa.

2. Đặc điểm nhân biết

Cây gỗ lớn cao từ 10 đến 15 m, nhánh non có lông. Lá đơn nguyên mọc cách to dài 20 cm, rộng 8 cm, xanh tươi, lá bẹ có lông trắng. Hoa trắng rất thơm dài 3 cm ở chót một nhánh, có 10 – 12 cánh hoa. Tâm bì chín chứa 1 đến 8 hạt màu xám.

Quả kép hình chùy kéo dài, mỗi quả đại có 1 – 8 hạt.Ít khi có trái.

3. Điều kiện sinh sống

Phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm, được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 19, mọc tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1.000 đến 2.000 mm/năm. Trồng phổ biến ở đồng bằng Nam bộ.

4. Chọn nguồn giống

Cây bố mẹ được chọn phải là cây khỏe mạnh, không cong queo sâu bệnh, hình dáng đẹp, tán đều, tuổi cây từ 10 – 20 để lấy giống.

Quả to dài từ màu xanh chuyển sang màu nâu là lúc quả chín, lúc đó có thể hái quả, tách hạt để gieo ươm. Quả thường chín vào tháng 1 – 3 dương lịch những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín đem rải đều phơi vài ba nằng nhẹ để tách hạt, thu hạt hằng ngày, sau đó hong khô ở nơi râm mát 2 – 3 ngày. Khi hạt đã khô, sàng bỏ hết tạp vật, thu hạt tốt, cho vào bảo quản nơi khô ráo. Hạt có lớp vỏ cứng bao bọc, dễ bảo quản. Nên dự trữ hạt nơi khô ráo, có ẩm độ thấp.

5. Tạo cây giống

Cây con Sứ ngọc lan có thể được tạo bằng phương pháp gieo hạt hoặc bằng phương pháp chiết

+ Đối với phương pháp tạo cây con bằng cách gieo hạt:

Trước khi gieo, xử lý hạt bằng nước ấm (40 – 50 độ C), hai phần nước sôi ba phần nước lạnh, ngâm hạt trong nước ấm và để nguội dần sau 12 giờ. Sau đó đãi hạt lép bỏ đi, rồi ủ trong túi vải, mỗi ngày rửa chua 1 lần trong nước ấm (30 – 40 độ C), Sau 3- 5 ngày hạt trương cò hiện tượng nứt nanh, lựa những hạt này cho vào bầu ươm cây con hay đem gieo vào các khay cát. Khi cho hạt vào bầu đất hay khay cát cần lấp đất dày 1 cm, sau đó tủ rơm rạ và làm giàn che cho cây con. Độ che bóng từ 60 – 75%, sau 2- 3 ngày gieo, hạt bắt đầu nảy mầm, lúc này lấy bớt rơm rạ, tránh làm tổn hại cây con.

* Bầu đất:

+ Vỏ bầu bằng túi P.E, kích thước 15 x 20cm, nếu trồng phục vụ cho cây cảnh quan đô thị, kích thước bầu phải lớn hơn.

+ Ruột bầu: 80% lớp đất mặt tại chỗ hay có thể vận chuyển từ nơi khác đến, lớp đất này cần tán nhuyễn, kế tiếp ray lại bằng sàng cát và trộn 20% phân chuồng hoai. Tưới đẩm bầu trước khi gieo hạt.

Thời vụ gieo ươm: Tháng 2 – 3 dương lịch .

+ Tạo cây con bằng chiết hoặc cành ghép:

Các cây con tạo bằng phương pháp chiết cành có nhiều ưu điểm là cây ra hoa kết quả sớm, khỏe, cho năng suất ổn định và giữ được phẩm chất dòng cây bố mẹ.

Kỹ thuật chiết cũng tương tự như chiết các loài cây ăn quả khác.

Sau khi chọn được cành, cắt và tách một vòng võ rộng 0,3 – 0,6 cm. Quấn quanh chỗ cắt bằng 1 dây đay hoặc gai để ngăn cho các mép võ phát triển nối lại với nhau. Lấy xơ dừa hoặc rễ lục bình đặt lên chỗ cắt rồi dùng 1 mo cau hoặc 1 miếng nylon dài khoảng 25 cm, rộng 15 cm, bọc lại, rồi buộc túm 2 đầu chắc chắn để giữ ẩm. Khi cành đã ra rễ và khi thấy rễ non chuyển sang màu vàng thì có thể cắt cành chiết khỏi cây mẹ. Và, cấy cành chiết vào túi bầu.

* Chăm sóc cây con trong vườn ươm:

Thời gian đầu cần phải có giàn che, sau đó giảm độ che phủ từ từ và cho cây ra ánh sáng hoàn toàn.bằng cách giảm bớt giàn che, tăng thời gian chiếu sáng (chỉ che đậy khi nắng gắt hoặc trời mưa lớn).

Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm, 2 tuần/lần làm cỏ, phá váng, tưới thêm một ít phân NPK: 30 – 30 – 30, pha loãng 1% để tưới. Sau khi tưới phân cần tưới lại nước lã , để không làm cháy lá cây.

Tiêu chuẩn cây giống:

Cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh, cong queo, chiều cao tối thiểu 40cm – 80 cm, nhưng tùy theo nhu cầu có thể trồng cây lớn hơn 1m.

6. Kỹ thuật trồng

Cây Ngọc Lan được trồng chủ yếu cho nhu cầu cảnh quan, nơi công sở, trường học, thường được trồng phân tán, riêng rẻ.

Cự ly trồng 6 x 6 m, hoặc 4 x 4m, mật độ trồng 280 cây – 625 cây, tùy theo điều kiện đất tốt hay xấu mà bố trí mật độ trồng cho thích hợp.

Trước khi trồng cần tiến hành đào hố, kích thước hố: 40 x 40 x 40cm hay 60 x 60 x 60cm.

Tiến hành bón phân: phân chuồng hoai (5 – 10 kg/ hố) và phân NPK (100gr/hố) trước khi đặt cây xuống hố ít nhất 15 ngày.

Lưu ý: Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp đầy hố.

Cách trồng:

Dùng cuốc moi đất sao cho vừa đủ đặt cây con vào hố, đặt miệng bầu ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi lấp đất bằng mặt đất. Lấp đến đâu ặim chặt đến đất. Tưới nước sau khi lấp xong đất.

Lưu ý: nếu trồng bằng túi bầu nylon phải xé túi bầu trước khi trồng.

Cây thường được trồng vào đầu mùa mưa.

7. Chăm sóc nuôi dưỡng

Đối với cây trồng cảnh quan đô thị: trồng cây có kích thước lớn (cao hơn 1,2m), do đó cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đở cây con.

Cây cần được chăm sóc từ 3 – 4 năm đầu: phát sạch cỏ xung quanh gốc cây từ 1 – 2 lần/năm và bón cho mỗi gốc từ 100 – 150gr NPK và 5 – 10 kg phân chuồng.

Cây cần được chăm sóc, bảo vệ không để cho người hoặc súc vất phá hại.. Có như vậy mới tạo được một mảng xanh cho thành phô

Hoa Huệ



Cây hoa huệ thuộc họ thuỷ tiên, trông từa tựa cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn.

Hoa huệ có màu trắng, bao hoa hình phễu, hương ngào ngạt, toả hương về ban đêm. Người ta cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ, nếu có thì ban đêm phải đưa ra ngoài sân. Huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa.

Cây hoa huệ là cây ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, hoa huệ nở chủ yếu vào mùa hè còn mùa đông cho ít hoa, hoa nhỏ, bông ngắn hơn.

Tuyết Sơn Phi Hồng



Tên của một loài cây như trong phim võ hiệp kỳ tình. Nghe tên như có tuyết cùng với sắc hồng của hoa đào bay trong gió. Với hình dáng và màu sắc đặc biệt của lá và mỗi lúc trổ hoa như cả một bầu trời nhuộm sắc hồng. Loài hoa này gây ấn tượng rất mạnh đối với người lần đầu nhìn thấy.

Đây là loài cây thuộc họ cây hoa Mõm sói HỌ SCROPHULARIACEAE, tên khoa học là Leucophyllum frutescens. Xuất xứ từ vùng Tây Nam nước Mỹ đến Mexico, có tên thường gọi là "Hương Texas Sage) hay cây "lá bạc" (silverleaf). Được chúng tôi đem về trồng cách đây 4 năm. Cây phát triển khá tốt ở môi trường thành phố, nắng nóng, mưa nhiều và đặc biệt là cây ra hoa gần như suất năm. Hoa nở rộ thành từng đợi trên toàn bộ câ y trong vòng 4 đến 5 ngày, trung bình 2 - 3 tháng có một đợt hoa. Ở̉ nước ngoài, loài cây này được sử dụng khá đa dạng: trồng bồn hoa, cắt tạo hình, làm bờ viền, trang trí sân vườn thành những cụm lớn... Màu sắc của lá đặc biệt nổi bật so với những cây xung quanh, còn sắc hoa thì khó mà quên được. Hoa nở mau rụng như mai vàng nhưng mức độ nở tưng bừng thì khó loài hoa nào sánh kịp.

Hy vọng rằng trong thời gian sắp tới giống hoa này sẽ được nhân rộng và bán ra thị trường để làm phong phú thêm chủng loại hoa cảnh trong thế giới hoa muôn sắc ngàn hương.

Cây Hoa Cúc Bất Tử

Cây cúc bất tư thuộc khi Clrysanthenum có cánh hoa màu vàng. Cánh hoa và lá bắc khô xác nên để được rất lâu không tàn. Khi khô, hoa không đôi màu. Cây thường trồng trong vườn, cho hoa thu đông. Hoa cúc bất tử đượm làm khô cắm vào (rau một que tre vót mảnh dùng cắm lọ đơn độc hoặc cắm lẫn với các loại hoa khác. Nếu hoa cắm đơn độc không cần nước và đặt bình lọ trên giá sách hoặc tivi đài... để lâu hàng năm như các loại hoa giả khác. Khi cần lấy hoa nhiều và đồng loạt, người ta hái lấy các bông hoa đã nở, hấp hơi nước nóng cho các tế bào cánh hoa chết đi rồi đem phơi trong nắng nhẹ cho khô hẳn.



Cách trồng cây hoa này giống như trồng cây hoa cánh giấy đơn giản, trồng từ cây con gieo từ hạt. Ngoài các cây họ cúc trên, còn một số cây lấy hoa - cây cảnh vừa sử dụng cá tính chất khác như sau :Kim cúc (Clorysanthemum) nguồn gốc từ ấn Độ, bạch cúc (Ch. Sinensis Sabine) từ Trung Quốc làm thuốc chữa đau đầu, đau mắt, hoa mắt, sống dễ dàng như cỏ Ở mọi nơi. Cây ăc-ti-sô giống Cynara Scolynus L. trồng nhiều Ở Đà Lạt, hoa làm rau ăn, lá làm thuốc chữa táo bón, chữa bệnh gan và làm cây cảnh. Cây Helianthus tuberosus L. nguồn gốc từ I-răng và Bắc Mỹ vừa làm cảnh vừa để ăn củ (gọi là cúc vu hay dương khương (củ như củ gừng).

Người Trung Quốc dùng củ trộn cơm, lấy bột, muối chua làm rau và nấu rượu. Cây Cải cúc (Ch. Ogonariunu L) ở ta dùng thân lá cành rau rất bổ máu, hoa đơn giản xong cây đẹp và hoa thơm. Cây hướng dương còn gọi là nhật quỳ vì hoa quay theo hướng mặt trời di chuyển. Các nước trồng hướng dương để ép dầu ăn, ở ta dùng hạt cần trắt. Nhiều người trồng làm cảnh. Hoa to màu vàng rực rỡ. Một giống cúc hao to cánh đơn màu vàng nghệ, cây cao to thường làm hàng rào, thường gọi là cúc bảo đại

Cúc Ngũ Sắc



Có tên khoa học Cosmos Bipinnuatus họ Cúc. Cosmos có nghĩa là hài hòa, với thân cành mềm mại hoa nhiều màu sắc: đỏ, trắng, hồng có khi mỗi hoa có tới hai màu. Cánh hoa hoặc đầu hơi vuông hoặc xẻ thùy, nông - mỏng mảnh bay lất phất trước gió nên còn được gọi là hoa cánh bướm. Hoa Cosmos là loại hoa đơn chỉ cho một lớp 8 cánh. Trồng chủ yếu vào vụ Đông Xuân, dễ trồng, chịu đựng tốt với nắng và rét.

Kỹ thuật chăm sóc đơn giản, không đòi hỏi đất tốt. Gieo hạt trên nền đất làm kỹ tưới ẩm, sau 3 - 4 ngày là nảy mầm, 10 - 15 ngày nhổ cây con đem trồng với mật độ 30x30cm. Cân bón phân lót cây mới cao to, trồng muộn Cosmos sẽ cho hoa bé và xấu. Hoa cắt cắm lọ hoặc được trồng thành luống ở công viên. Cần vun cao một chút để cây đỡ đổ không phải làm dàn đỡ hay cắm cọc. Hoa có cánh mong nên dễ héo, hoa đã héo khó tươi trở lại, nên lúc cắt hoa xong nên cắm ngay vào nước. Hạt Cosmos được lấy khi quả đã đen và cáe hạt tách ra, đem phơi 3 - 4 nắng nhẹ để khô nguội rồi gói giấy báo gác lên gác bếp. Nhân của hạt nhiều dầu, dễ mất sức nẩy mầm, nếu gia công bảo quản không tốt. Thời gian sinh trưởng 60 - 65 ngày. Mùa hè có giống cho hoa màu vàng sai hoa và cho hoa lâu.

Cúc Kim Tiền



Tên khoa học Calendula omcinalis L. Họ cúc eompositeae, còn gọi là xu xi hay cúc hôi trồng đại trà để lấy hoa cắt bán, cắm bàn không hay trồng vào chậu, bồn hoặc trồng thành luống ở công viên. Cũng là cây của vụ Đông xuân. Kim tiền cho hoa nhiều bông xong hoa nở không bền.

Đặc biệt cành lá có mùi hôi, hoa có hai màu, vàng nghệ và vàng hoàng yến, có giống chân cánh hoa điểm nâu hoặc đen nhẹ. Có giống hoa kép bông hoa rất đẹp, đôi lúc có màu óng ánh nâu có tên kim tiền (tiền vàng). Cúc kim tiền chỉ trồng cây con gieo từ hạt. Thời vụ gieo trồng từ tháng 7 - 11, cho hoa dài hàng tháng. Từ trồng tưới ra hoa khoảng 60 - 70 ngày, rét thì lâu hơn, tuổi cây con ở vườn ươm 20 25 ngày, trồng với mật độ 30x40cm. Kỹ thuật trồng trọt đơn giản, cây hoa không kén đất và cần ít phân, chịu nắng, hạn nhưng không chịu cớm nắng.

Cây Hoa Cúc Thuỷ



Tên khoa học Callistephus Sineusis Necs. Có tới trên hai trăm loài trên thế giới. Nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản nhập vào ta qua người Pháp từ Tây Ban Nha. Nó có tên Magic từ chứ Macgarite, tên một hoàng hậu Tây Ban Nha mà ra, cũng có người gọi chệch thành Mác-ghít. Khi vào ta, nó được đổi tên thành hoa thúy với cái thâm ý lấy tên của chị em nàng Kiều, hai người đẹp.

Cúc thúy rất sai hoa, hình dáng hoa đẹp nhiều màu đỏ, trắng, tím, hồng, tím nhạt, hoa cà... Ở Hà Nội có hai giống hoa đơn và hoa kép. Giống hoa đơn đã bị loại bỏ. Giống Đà Lạt cây nho hơn giống Hà Nội, ít phân cành, ít hoa, màu sắc cũng thanh dịu hơn. Riêng giống của Hà Nội, giống của công ty công viên cũng kém và nhạt màu hơn giống của làng hoa Ngọc Hà. Trước đây còn eo giống Magic Nhật Bản gần giống như giống Magic của Đà Lạt, màu sắc đậm đà hơn, từ lâu nay tự nhiên không thấy nữa.

Hoa cúc thúy được trồng thành luống ở công viên, trồng thành vườn cắt hoa cắm lọ nhỏ, cắm bát, làm hoa gói, hoa vòng và đánh cả cây trồng vào chậu nhỏ. Trồng vào chậu có thể trồng nhiều cây với nhiều màu khác nhau, cùng cỡ để chúng đan kẽ cành hoa vào nhau trông rất vui mắt. Hoa thúy ưa trồng trên đất thịt nhẹ, nhiều màu, độ PH trung tính, đất trắng nắng và độ ẩm trung bình, phân bón không nhiều lắm. Hạt hoa cúc thúy cũng lấy ở 1/3 giữa cúa hoa tự sau trạng và mỗi cây chỉ lấy ở 3 bông to nhất về phía ngọn cây. Đặc điểm của các cây họ cúc là nở hoa từ ngọn trở xuống nên hoa to, tốt là hoa ở ngọn. Hạt có dầu nên cần phơi và bảo quan kỹ. Hạt hoa cúc thúy còn có lông ở đầu nên cần sàng sảy kỹ, nếu không lông này hút âm dễ làm hỏng hạt.

Hạt cúc thúy có lấy đúng vị trí của một hoa, một cây thì sau này mới bảo đảm được độ đồng đều. Hạt hoa thúy gieo trên nền đất làm kỹ, giữ ẩm luôn sau 4 - 5 ngày thì nẩy mầm, chăm sóc tốt sau 25 - 27 ngày là trồng được. Đất trồng cũng làm kỹ như các loại hoa khác, bỏ hố với mật độ 40x30cm, giống cây nhỏ cần dày hơn, bón phân lót mục vào mặt luống san đều rồi mới trồng. Tưới phân thúc, cần nhìn độ tốt xấu của cây khi cây cho nụ, tưới thúc nước phân lần cuối cùng, nhổ cỏ bằng tay, hạn chế xới, nếu có vun thì vun nhẹ sau các trận mưa to, cây bị trơ gốc. Hoa cúc thúy nở rất bền, một cây hoa nở hoa kéo dài tới 40 - 45 ngày. Từ trồng tới ra hoa độ 70 - 90 ngày tùy theo giống.

Đỗ Quyên



Cây họ Đỗ Quyên lá xanh quanh năm hoặc cây bụi rậm lá. Lá mọc cách tràng hoa hình phễu, cánh hoa đơn hoặc kép, có màu sắc đa dạng, như màu trắng đỏ, hồng, tím. Ngòai ra, còn có các màu kép. Thời kỳ ra hoa có hai loại; lọai hoa nở vào mùa xuân và mùa hè, còn loại khác hoa nở quanh năm. Khi hoa đỗ quyên nở rộ, hoa nhiều như gấm vóc, rực rỡ và tươi đẹp, và đây cũng là cây cảnh nổi tiếng trên thế giới. Đỗ Quyên thích ánh nắng, cũng có thể chịu râm, thích nghi với khí hậu ấm áp, ẩm ướt và mát mẻ. Ngòai ra còn thích hợp sống trong đất phèn.

Đỗ Quyên có nhiều chủng loại, và rất nhiều loại mới do trồng nhân tạo. Tổng cộng có trên ngàn loài. Chúng đều có thể được vun trồng thành chậu cảnh, trồng bằng chậu, nhưng việc chọn vật liệu thô để làm chậu cảnh, cần có những yêu cầu riêng

1-Hình dáng cây đẹp, thân suông thẳng và cụm rễ phù hợp với yêu cầu chậu cảnh. Lá nhỏ, cành lá khít nhau.

2-Hoa nhỏ, nụ hoa không quá nhiều, khi hoa nở rộ còn có lá xanh. Cánh hoa không cần nhiều màu hoa tươi, có đặc tính mịn và nhãn. Tóm lại, phải lựa chọn những loại đỗ quyên phù hợp thể hiện được hiệu quả cao nhất.

Việc cắt tỉa khả năng nảy mầm của cây Đỗ Quyên rất mạnh. Nếu cây trồng trong chậu hay làm cây cảnh trồng trong vườn, không nên để cây phát triển sum sêu xanh tốt, yêu cầu của chậu cảnh phải ngắm dáng cây, cần phải điều chỉnh cắt tỉa nhiều lần những nhánh rối rắm, không phù hợp, giữ dáng cây phong nhã. Đây là nội dung thao tác quan trọng trong việc chăm sóc chậu cảnh Đỗ Quyên. Việc chuẩn bị cắt tỉa cũng là giai đọan chuẩn bị tốt cho việc treo buộc bằng dây kim loại.
Xuân Quyên nở hoa trước, mọc lá sau, thích hợp cắt tỉa sau khi nở hoa. Hạ Quyên thì ngược lại, mọc lá trước nở hoa sau, thích hợp cắt tỉa trứoc khi nở. Do thời kỳ ra hoa vào mùa hè nên bỏ đi một số hoa, giảm sự tiêu hao. Nhưng dù, Xuân Quyên hay Hạ Quyên thì chỉ cắt tỉa một lần là đủ. Đây là yêu cầu duy nhất vào thời kỳ ra hoa để sau khi nở hoa có một đường viền tán cây thẳng tắp tự nhiên và dáng cây ngay ngắn. Lúc đấy chỉ cần cắt đi những ngọn cành nhọn mới nhú, hay những cành yếu hoặc những cành rối có nụ hoa.

Sen Cạn



Sen cạn- tropaleoum majus L., thuộc họ sen cạn – tropaoelaceae. Cây thảo mọc leo hay không, sống hằng năm. Lá giống lá sen, có` cuống dài đính ở giữa phiến tròn, mép nguyên, mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới mốc mốc. Hoa ở nách lá, màu vàng, vàng cam hay màu đỏ. 5 lá đài nhọn, lá đài saumasng một cái cựa hình nón, cong ở đầu, 5 cánh hoa không bằng nhau. Nhị 8, rời nhau. Bầu 3 ô, mỗi ô chứa một noãn. Quả lớn , cỡ 1 cm, có 3 mảnh vỏ, có vách dày và xốp, chứa 3 hạt.

Sen cạn gốc ở rừng xâu châu mỹ, phân bố từ chi-lê cho tới tận mêhicô. Người ta mô tả nó đầu tiên vào thế kỷ 16, với tên gọi là hoa màu máu của pêru. Còn gọi là cải soong mỹ hay cải soong mêhicô. Có người còn gọi nó là Hoa tình yêu do tính chất kích dục của nó.

Lá sen cạn có thể dùng ăn sống như rau xà lách. Thường dùng nấu xúp với khoai tây, có vị cay dễ chịu. Hoa dùng để trang điểm các đĩa rau sống. Các nụ hoa dùng ngâm giấm làm gia vị, có vị giống rau cải soong. Phân tích 100g lá sen cạn tươi, người ta được 265mg vitamin C. Các tế bào lá chứa myrosin và một glycozid chứa sulfur gọi là glucotropaeolozid, đồng đẳng dưới của gluconasturtozid có trong cải soong khi thủy phân cho tinh dầu isothiocyanatbenzyl. Người ta đả triết được chất tromalit có tác dụng kháng khuẩn gram dương và gram âm, nhưng lại giữ nguyên vẹn hệ vi khuẩn đường ruột. Chất kháng khuẩn được tập trung nhiều ở hạt., đó là một chất có mùi thơm đặc biệt màu hơi vàng, đông đặc ở 4 độ C, tan ở trong nhiều dung môi hữu cơ, nhất là ete êtylic

Hạt sen cạn được dùng làm thuốc từ lâu đời ở peru để chữa viêm bàng quang và viêm phế quản. Từ năm 1805, người ta đã biết dùng lá, hoa, quả, để làm thuốc điều kinh, lợi tiểu, tẩy, trị ho và chữa bệnh thiếu vitamin C. Sen cạn được xen như là một loài cây có tác dụng chữa bệnh scorbut (hoại huyết), chứa các rối loạn của phế quản và phổi (ho, viêm phế quản mãn tính) có lẽ vì tác dụng giống những thực vật có tinh dầu chứa lưu huỳnh như tỏi. Cũng dùng chống sự lười biếng của thận và các bệnh về bàng quang (viêm bàng quang, viêm bể thận), chữa tạng bạch huyết, khí thủng, tăng tiết bã nhờn và chữa vết thương nhiễm khuẩn. Sen cạn còn đựơc sử dụng cho người già,cho bệnh già trước tuổi và cho những người dưỡng bệnh vì nó giúp tái tạo lại sức khỏe (do có nhiều acid phosphoric, tinh dầu có S và vitamin C). Hơn nữa, nó hơi nhuậntràng và giúp cho sự luyện viên thức ăn ở trong ruột. Nó cũng được dùng làm thuốc điều kinh và chống rụng tóc.

Sen cạn thường được trồng làm cảnh, nhưng nó cũng là cây rau, cây thuốc đặc biệt có thể trồng ở ban công. Cây nở hoa giữa tháng 5 và háng 9. Hái những nụ hoa đầu tiên, các hoa vừa nở và một số lá làm thuốc, và giữ phàn còn lại cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường. Để lấy hạt, đợi cho đến khi quả đã thật chín, giữ một phần để gieo, còn phần nhiều thì dự trữ để dùng dần khi cây không có hoa và nụ hoa.

Có thể sử dụng Sen cạn dưới nhiều hình thức :

- Hãm và sắc uống ( để bổ phổi, lo85i tiểu, kích thích,kích dục) : dùng một nắm nụ hoa hay hạt cho vào trong 1 lít nước; có thể thêm chất thơm cho át vị của thuốc. Uống liền sau bữa ăn, ngày 2-3 lần. Có thể sắc 15-30g lá trong 1 lít nước. Nước sắc lá, hoa và quả dùng súc miệng làm răng bền chắc.

-Thuốc xức (chống bệnh rụng tóc và kích thích sức sống của đầu) : Dùng 100g hoa, lá tươi và hạt Sen cạn cho vào 1 lít nước, đun sôi 15 phút. Có thể thêm ít giọt tinh dầu thơm tùy theo sở thích. Dùng xoa vào tóc và chà mạnh vào da đầu sáng chiều, hoặc nhiều lần trong nàgy.

-Cồn thuốc tươi: ngâm lá tươi với rượu trắng trong 15 ngày, rồi lọc, đóng chai. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phe. Có thể dùng liên tục, dù là khi không phải mùa của cây.

-Nghiền quả khô hay tươi (nhuận tràng) : dùng quả chín phơi khô hay hạt với liều 0,6og, nghiền với đường hoặc trộn với mật uống trước khi đi ngủ, hoặc dùng 1-3 thìa cà phê quả tươi nghiền vói một lượng đường gấp 3 lần.

Hoa Cúc



Cúc là một trong bốn cây cảnh: Tùng, Cúc, Trúc, Mai, đuợc ví như 4 người bạn thân.

Dáng hoa rất đẹp, mùi thơm dịu dàng và kín đáo, thơm cả lá và cành. Vào ngày Tết, ngày lễ hoa cúc cắm trên bàn thờ. Cúc có nhiều loại : trong nước, có loại cúc thường, cúc gấm, cúc móng rồng, cúc đại đoá, cúc nước ngoài trồng ở Việt Nam, các giống hoa cúc đều có màu sắc thanh nhã và dịu dàng. Người ta phân loại cúc theo dạng hoa đơn và hoa kép. Có giống hoa màu vàng, màu trắng, loại hoa nhỏ thường có nhiều cành hoa và mỗi cành cho nhiều bông. Cây hoa cúc được trồng quanh năm.

Hoa cúc được chơi theo nhiều cách, có thể cắm bình, lọ, bát hoặc trồng trong bồn chậu để tran g trí trong nhà, đặt trên đôn ghế hay ở ngoài sân, ngoài hiên, trên ban công.

Cúc là một loài hoa đẹp, thơm, hoa cúc thường dùng ướp trà, lấy hương pha chế thành một loại rượi ngon hoặc sử dụng như một vị thuốc chữa nhữ đầu, sáng mắt. Hoa cúc vừa có ý nghĩa về cả mặt nghệ thuật và y học.

Song người xưa ví cúc như một biểu tượng tâm hồn thanh cao của những nhười muốn xa lánh vòng danh lợi. Ngày nay vẻ đẹp của hoa cúc cũng làm trào dâng bao cảm xúc của các thế hệ các nhà thơ Việt Nam.
DÂY THUN ĐEN GHÉP SỨ
Chịu được ánh nắng trực tiếp trên 15 ngày. Kích thước nhỏ phù hợp cho việc ghép sứ. Giá 65.000đ/0.5kg (chưa bao gồm cước vận chuyển)



PHÂN HỮU CƠ DYNAMIC LIFTER

Phân hữu cơ xuất xứ từ Úc, dạng viên nén, tan chậm, 100% từ phân hữu cơ được gia nhiệt nên loại trừ hết hạt cỏ. Phân Dynamic Lifter có tác dụng cải thiện đất trồng, làm tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng cho đất.

Giá 25.000đ/kg

(chưa bao gồm cước vận chuyển)