Vườn sứ Phát Lợi

Địa chỉ: 202/3 Lã Xuân Oai, P. Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh

Hình ảnh vườn sứ năm 2010

Điện thoại: 0974.828.428 - 0975.828.428 Email: caycanhphatloi@gmail.com

Sứ ghép

Hiện tại vườn có hơn 300 giống sứ màu khác nhau

Trái thần kỳ - Cây Thần kỳ

Loại trái cây làm biến đổi vị giác của lưỡi, biến chất chua - đắng thành ngọt. Quý khách được dùng thử miễn phí tại vườn

Quý khách vui lòng gọi điện hẹn trước khi đến tham quan và mua hàng tại Vườn sứ Phát Lợi.
ĐT: 0974.828.428
HOTLINE/ZALO/VIBER : 0975.828.428 (Mr. Lợi)

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2002

Cây Trinh Nữ



Cây trinh nữ (Mimossa pudica Linn.) hay cây xấu hổ, cao 20-60, thân thẳng có gai lông tơ , lá kép lông chim tơ , hoa dạng đầu, mọc nách. Hoa màu hồng, ngoài có lông, 4 tràng, nở vào mùa hè. Cây có đặc điểm lá khép lại khi chạm vào Cây trinh nữ ưa ấm, ẩm, đủ sáng, thoát nước tính thích ứng mạnh, rất dễ trồng. Nhân giống bằng cách gieo hạt.

Thông thường gieo vào tháng 2, hạt chín muộn, muốn thu hái hạt phải gieo sớm hơn. Muốn thúc mầm ta thường ngâm hạt vào nước 30ºc sau 1 ngày mới gieo, 10 ngày sau có thể mọc cây, khi cây cao 5-6cm có thể đem trồng vào chậu.

Cây Hoa Mào Gà



Cây hoa mào gà (Celosia cristata) thuộc họ Dền. Thân nhẵn, cao 30-70cm, lá mọc lệch có cuống, lá có các loại màu đỏ sẫm, xanh, xanh vàng, xanh đỏ, hoa mọc tập trung ở đỉnh như mào gà.

Hạt màu đen tím. Màu hoa cũng rất nhiều loại, thường gặp là màu ngọn lửa, còn có các màu khác như tím, vàng da cam, trắng, vàng đỏ. Cây hoa mào gà được trồng nơi đình chùa, loại nhỏ trồng vào chậu .Hoa mào gà nguyên sản ở Ấn Độ. Chúng ưa nóng, không chịu rét, sinh trưởng trong môi trưởng không khí khô, đủ ánh sáng, đất cát, nhiều mùn. Nhân giống loài cây này thường dùng phương pháp gieo hạt. Trước đó 1 năm chọn bông hoa to, đẹp lấy hạt trong lông nhung, hong khô cất trữ, đến tháng 4-5 bắt đầu gieo. Thời gian gieo hạt nên chọn lúc nhiệt độ 20-25độ C. Trước khi gieo hạt cần phun một lần nước và bón một ít phân lên luống, sau 1-2 ngày.

Sau khi gieo phủ lên một lớp đất mìn mỏng 2-3mm, rồi phủ chiếu hoặc cỏ che nắng; trong 2 tuần không tưới nước để tránh trọi cây con. Nếu đất quá khô có thể dùng vòi phun phun lên một ít nước, sau 1 tuần hạt nảy mẩm, bỏ hết vật che phủ, chờ khi cây mọc được 3 lá thật tiến hành tỉa thưa (nhổ cây con để cự ly 3-4cm), khi cây có 6cm tiến hành chuyển cây cấy, vào tháng 6 thì cây ổn định.

Cây Saintpaulia (hoa violet)



Cây Saintpaulia (còn gọi là hoa violet châu Phi) là loại cây hoa đẹp, nhiều mầu sắc rực rỡ hiện được trồng ở rất nhiều nước. Cây có thể được trồng từ hạt, hoặc giâm cành từ cuống lá hay nhân giống, với khoảng 1.000 giống khác nhau. Sau đây là quy trình trồng và chăm sóc cây Saintpaulia vi nhân giống.

Thuần hoá cây vi nhân giống

Cây con vi nhân giống được rút ra rửa sạch và trồng thuần hóa trong các lồng nuôi cây giữ ẩm trên giá thể xơ dừa, tưới phun sương liên tục để giữ ẩm cây con trong khoảng từ 2 đến 4 tuần. Cây Saintpaulia không chịu được sự tưới nước trực tiếp là nguyên nhân làm nhũn lá và gây chết cây con. Ở giai đoạn này không nên tưới, bón phân.

Chuyển cây ra chậu

Sau khi cây đã hoàn toàn thuần hóa, sống khỏe, có thể trồng ra các chậu nhỏ. Vì cây Saintpaulia có bộ rễ rất nhỏ và mảnh, nên trồng với nhiều đất thịt, cây sẽ không phát triển. Giá thể được dùng là đất sạch, mụn xơ dừa, tro trấu (1:1:1). Cây được ra trên các chậu (10x12cm) hay trồng trên các luống và được phun tưới sương ngày 2 lần, thích hợp nhất là vào buổi sáng và buổi chiều. Cây trồng trong chậu để trong nhà có thể trồng cách thủy trên các đĩa nhỏ đựng nước mà không cần phun sương. Ở giai đoạn này bắt đầu bón phân cho cây.

Cách bón phân

Phân bón dùng thích hợp nhất là phân N:P:K tỷ lệ 30:10:10 hay 20:20:20. Cây Saintpaulia cần rất ít phân bón nên chỉ pha liều lượng sử dụng bằng 1/4 liều như hướng dẫn trên nhãn các loại phân bón cho mỗi lần từ 10 đến 15 ngày.

Ánh sáng

Cây Saintpaulia thích hợp với bóng râm (trong nhà), không chịu được ánh sáng trực tiếp.

Sau 3 đến 4 tháng trồng, cây bắt đầu cho nụ và trổ hoa. Trong giai đoạn ra hoa, cây cần nhiều ánh sáng hơn. Hoa càng to đẹp và nhiều khi cường độ ánh sáng cho cây (dùng đèn ánh sáng trong nhà) tối đa thêm từ 2 đến 3 giờ mỗi ngày vào buổi tối.

Nhiệt độ

Khi ra hoa, nhiệt độ càng mát càng thích hợp. Trong giai đoạn này nên tăng cường phun sương cho cây (trường hợp đặt ngoài vườn) hay đặt cây ở nơi mát (nơi nhiệt độ dưới 300C).

Nhân giống

Có thể nhân giống cây Saintpaulia từ cuống lá trên các chậu cát hay cát pha với xơ dừa (1:1) giữ ẩm. Với cách này, một cuống lá có thể cho ra từ 2 đến 3 cây con trong 4 đến 8 tuần. Cây con có thể tách ra và đem trồng như đã hướng dẫn.

Với điều kiện chăm sóc đều đặn thích hợp, cây Saintpaulia có thể ra hoa liên tục và kéo dài quanh năm.

THANH VÂN
(Báo Nông thôn ngày nay)

Kỹ Thuật Trồng Trà



Từ ngày xưa, hoa trà đã được giới sành chơi cây cảnh nước ta xếp vào dòng “kỳ hoa dị thảo” tục ngữ có câu “Vua chơi lan, quan chơi trà” là thế.

Quả vậy, cành lá cây hoa trà không có gì đặc biệt, trông na ná cây chè. Nhưng cây trà lại có hoa đẹp đến kỳ lạ. Loại trà nào hoa cũng nhiều đến mức dày đặc cây, thường người trồng phải lảy bỏ bớt nụ đi. Mỗi hoa nở ra rất nhiều cánh. Hoa giống kép (bát diện) chăm tốt có thể to gần bằng cái bát con. Hoa bạch trà đặc biệt là bạch nhật toàn bông hoa một màu trắng ngần tinh khiết, trong sáng đến tuyệt trần. Hoa trà phấn hồng đặc biệt màu phớt hồng tươi tắn, đẹp như má nàng công chúa. Còn trà lựu có vẻ đẹp cuốn hút đến mê hồn, hiện rất quý hiếm, nỗi lo tiệt chủng đang đặt ra. Mỗi năm trà đơm hoa một vụ kéo dài tới vài ba tháng. Thâm hồng và phấn hồng lại nở hoa đúng vào dịp Tết nguyên đán. Bạch trà nở trước tết nhưng nếu cây to vẫn còn nhiều hoa chơi Tết, nay ta lại có thể điều khiển được để bạch trà nở rộ hoa đúng Tết. Nhưng ngặt một nỗi là trà thật khó nhân giống và khó nuôi trồng. Mấy năm qua, một số vùng có bí quyết tay nghề lại nhập giống trà Trung Quốc hình thức không đẹp như trà của ta nhưng dễ nhân giống. Cả vùng đưa trà ấy ra đồng sản xuất hàng loạt, bán giá hạ. Nhiều người mua về vì không biết chăm sóc nên thường chỉ chơi được một vụ, vả lại giống trà không chính “tông” này hoa đơn, bé, màu không đẹp nên họ chóng chán. Vì thế cây hoa trà bị xuống ngôi oan. Nên chăng những vùng còn giữ được giống trà do ông cha ta tuyển chọn từ ngày xưa như Nam Định, Hà Nội... nên nhân giống để cung cấp cho các nơi, còn những vùng đang nhân giống trà lai tạp nên ngừng sản xuất.

Còn kỹ thuật nuôi trà thì có 4 khâu cơ bản là đất trồng, môi trường, chăm sóc và sang chậu như sau:
Đất trồng:
Phần lông hút của rễ trà mảnh như sợi chỉ và rất mềm yếu, mọc hàng chùm, chỉ phát triển được theo các kheo hở của đất trồng và trong đất mùn tơi xốp. Trà rất cần nước nhưng không chịu được úng. Vì vậy đất trồng trà phải là loại đất thịt pha, có độ chua, có nhiều mùn, không bết và thật kháng nước. Loại đất này vào chậu trà sau 4 – 5 năm, các cục đất xốp trong chậu vẫn không tan, không hề bết vào nhau, sau trận mưa rào hoặc ta tưới nước bao nhiều nước vẫn thoát ra nhanh nhưng lại giữ được độ ẩm cao. Đất rắn chặt rễ, trà không phát triển được. Úng nước trà thối chết rễ. Đất vào chậu trà tốt nhất là đất bùn ao nuôi nhiều cá ở những vùng trồng được chè, đưa lên phơi khô và xếp ải càng lâu càng tốt.

Môi trường:
Trà không chịu nắng nên phải làm dàn lưới nilon, phên nứa hoặc mành mành để tạo bóng rấm mát. Nhà chơi một vài chậu thì có thể để nơi nào có bóng mát cả ngày nhất là trưa và chiều. Nên tránh nơi bị cớm các cây to hoặc sát các bức tường xây mùa hè tường nóng hầm hập. Trà cần độ ẩm cao từ 50 – 70% nên những ngày nắng nóng sáng nào cũng nên phun nước như mưa ướt đẫm toàn bộ trà và môi trường. Nếu thiết kế được dưới các chậu trà là bể nước thì thật là tối ưu. Trà ưa nơi thoáng gió nhưng tránh gió lùa.

Chăm sóc:
Không bao giờ để mặt đất trong chậu trà khô thành màu trắng. Luôn phun tưới để cung cấp đủ nước và độ ẩm cho trà. Nước tưới trà phải là nước không có hóa chất, không phải là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Luôn giữ cho lá trà sạch sẽ bằng cách thỉnh thoảng dùng vòi nước bơm xịt rửa sạch hai mặt lá. Gặp trường hợp lá quá bẩn hoặc có rệp thì phải rửa từng lá. Cách rửa là lật chậu trà nằm nghiêng, kê một chậu nước to cho vừa độ cao rồi dìm từng cánh trà xuống nước mà rửa cả hai mặt lá. Xoay chậu trà để rửa được mọi cành. Nếu trà bị sâu, rệp, nhện hại thì nên hòa loãng thuốc trừ sâu loại nhẹ mà phun thật kỹ. Phân bón trà có thể dùng đa dạng, trừ phân hóa học. Các loại phân bón lá đều dùng được. Phân bón gốc là phân chuồng ủ kỹ, phân vi sinh, nước ngâm động thực vật đã hoai mục, nước hố xí tự hoại ở bể cuối cùng chứa nước trong, nước giải ... đều được Nhưng tất cả đều phải bón lượng rất ít hay pha thật loãng và mỗi tháng cũng chỉ bón tưới một vài lần thôi. Tham bón tưới nhiều trà sẽ chết.

Sang chậu:
Việc đưa cây trà ra khỏi chậu không đánh bầu, không cắt rễ, không tóm gốc nhổ lên. Phương pháp là nghiêng chậu lắc mạnh, xoay các chiều mà lay cho vầng đất tách ra khỏi thành chậu rồi đổ cây thật khéo nhằm bảo vệ được tối đa bộ rễ lụa. Việc đưa cây vào chậu mới trước tiên là phải xử lý lỗ thoát nước ở đáy chậu thật tốt. Dùng mảnh sành úp kênh trên lỗ rồi xếp một lớp xỉ cục rắn dưới đáy chậu. Nếu cây to có thể hai người cùng bê, tuyệt đối không xách cây đưa vào chậu. Nếu xách cây sẽ bị vỡ bầu, đứt rễ. Cho một lớp mỏng đất cục vào đáy chậu. Tưới nước kiểu mưa rào. Cuối cùng xếp một lớp đất cục thật to có thể cao trên mặt chậu để giảm bớt sự rửa trôi và gây váng mặt đất chậu.

Tác giả: Lê Quang Khang

Chăm Sóc Bon Sai Trong Nhà



Nếu bạn là người chơi bonsai không chuyên, khi mua một cây bonsai về nhà trồng và thưởng ngoạn, bạn sẽ lúng túng chưa biết nên đặt cây ở vị trí nào, chăm sóc chúng ra sao cho phù hợp. Dưới đây là một vài lời khuyên, bạn có thể tham khảo trước khi bắt đầu trồng và chăm sóc bonsai ở trong nhà.

1. Cây bonsai của bạn phải được đặt ở nơi có ánh sáng tốt. Nếu không có đủ tia UV (tia tử ngoại), cây sẽ chết. Ban ngày, cây cần được giữ ấm ở nhiệt độ tối thiểu là 60 độ F. Ở điều kiện nhiệt độ như vậy cây mới có thể tái tạo được năng lượng và phát triển bình thường. Bạn nên thường xuyên phun sương cho lá cây. Tuy nhiên, đừng bao giờ nghĩ tới chuyện đặt cây bonsai của bạn vào một cái đĩa đệm hoặc một cái chậu đầy nước, bởi điều này có thể làm thối rễ. Và tất nhiên vào buổi tối, bạn có thể hạ nhiệt độ cho cây bonsai, cũng như có thể đặt cây ngoài môi trường tự nhiên.

2. Bạn nên thay chậu cho cây khoảng hai năm một lần, và tốt nhất là thay vào mùa xuân. Khi sang chậu, bạn cần phải tỉa bớt rễ. Tùy thuộc vào kích cỡ của rễ, tỉa bớt từ 1/3 đến 2/3 tính từ đầu rễ. Có thể bạn sẽ muốn thay chậu cũ bằng một chiếc chậu mới tương tự như vậy để duy trì hiệu ứng cũ. Và phải nhớ làm hệ thống lỗ thoát nước cho cây. Nếu ướt quá rễ cây sẽ bị thối. Chậu trồng cây bonsai nông hơn những chậu trồng cây trong nhà thông thường khác. Bởi vậy, nếu bạn muốn bón phân cho cây, bạn cần phải pha loãng phân sao cho phù hợp, nếu không thứ chất lỏng đó sẽ làm phỏng rễ cây. Cây bonsai cần được bón phân khoảng 3 tuần một lần – nhưng không nên bón phân cho cây vào mùa đông.

3. Cây bonsai của bạn cần được cắt tỉa và uốn thường xuyên để giữ được dáng cây theo ý muốn. Bạn nên làm việc này vào mùa xuân – trước khi mùa cây cối bắt đầu phát triển, và sau đó làm thường xuyên trong suốt mùa xuân. Bạn cần biết loại cây mà bạn đang có trước khi cắt tỉa nó – chẳng hạn nếu bạn có một cây đa, bạn nên cắt tỉa lại toàn bộ lá cây.

4. Vì cây bonsai của bạn được đặt trong một cái chậu nông nên nó có thể rất nhạy cảm với sâu bọ và bệnh nông nghiệp. Việc tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây cũng tạo điều kiện cho các loại sâu hại như rệp vừng, sâu bướm, kiến và nhện đỏ phát triển. Bạn luôn phải chú ý tới các dấu hiệu bất thường của cây để phát hiện sâu, bệnh kịp thời. Khi có những dấu hiệu bất thường, nên dùng thuốc trừ sâu để xử lý. Bệnh thường gặp nhất ở các cây bonsai là bệnh nấm. Nếu bạn trông thấy một lớp bột trắng phủ đầy trên chồi và lá cây thì có nghĩa là cây của bạn đã bị bệnh nấm Mindiu. Bạn cần tham khảo những người có chuyên môn để chữa trị cho cây vì loại nấm này có tốc độ sinh trưởng rất nhanh.

5. Khi quan sát bonsai bạn để ý nhiều đến lá của cây. Nếu bạn thấy một đám gỉ màu cam hay màu nâu xuất hiện trên lá cây thì điều đó có lẽ là bạn đã bón quá nhiều kali. Nếu cây bonsai của bạn không có đủ chất sắt, lá cây sẽ chuyển sang màu vàng trong khi gân lá vẫn giữ nguyên màu xanh. Loại bệnh này thường xuất hiện ở những loại đất có chứa đá phấn hoặc đá vôi – loại đất sẽ “giam chặt” sắt. Trong trường hợp này, bạn hãy thay chậu cho cây và thay phân compost (phân trộn).

6. Bạn nên rửa sạch bonsai thường xuyên bằng một bàn chải nhỏ. Đừng để sót bất cứ một phần nào của cây trên đất sau khi bạn cắt tỉa xong – nó sẽ bị phân hủy và làm phát sinh các loại bệnh về nấm và rêu. Một số người nghĩ rằng rêu là vật trang trí cho cây và không muốn cạo sạch rêu. Trong trường hợp này thì tối thiểu nên giữ cho rêu không mọc trên thân và cành cây – dùng một cái bay đặc biệt, hoặc một cái bàn chải đánh răng bằng ni lông cứng để cạo sạch rêu trên những vùng đó. Dùng nhíp để nhổ sạch cỏ - nhớ rằng bất cứ một loại cỏ nào cũng có thể hút mất chất dinh dưỡng của cây.
Việc trồng và chăm sóc cây bonsai là một nghệ thuật. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ lưỡng và chi tiết hơn, hãy tìm đọc sách vở, tài liệu và tham khảo ý kiến của những người chơi có kinh nghiệm. Hi vọng những lời khuyên ở trên giúp bạn phần nào hình dung về công việc phải làm sau khi mua một cây bonsai về nhà trồng và thưởng ngoạn. Chúc bạn thành công.


(Sưu Tầm)

Cách Trồng Cây Xương Rồng



Loài cây này rất dễ trồng, không tốn thời gian chăm sóc và diện tích, vì vậy rất phù hợp với cuộc sống hiện đại. Hầu như gia đình nào cũng có vài bình. Khi chơi xương rồng, bạn nên chú ý một số yếu tố sau:

1- Nước:

Xương rồng không cần nhiều nước, nhưng nó giúp cây sạch sẽ, khỏe mạnh, chống sâu bệnh. Trong suốt thời gian sinh trưởng từ xuân thu đến đầu đông, cần chú ý tưới nước để cây phát triển tốt.

Khi thấy mặt đất ở chậu đã khô thì bất đầu tưới nước. Mùa đông, 1 tuần tưới một lần, mùa hè 2 lần/tuần. Gặp ngày mưa, trời nồm hoặc quá lạnh thì không cần tưới. Chậu nhỏ tưới nước nhiều hơn chậu lớn.

2- Nhiệt độ, ánh sáng:

Xương rồng là loại cây ưa ánh sáng và rất cần được thông thoáng nên vị trí thích hợp để đặt chậu là sân thượng, ban công, bậu cửa sổ. Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 15-28 độ C.

3- Chú ý:

Khi trưng bày trong nhà chỉ nên để khoảng 2-3 ngày rồi lại mang ra ngoài trời. Lúc cây ra hoa không nên mang vào phòng có máy lạnh vì hoa sẽ mau tàn.

Sưu Tầm

Kỹ Thuật Ghép Rễ Bonsai



Rễ là thành phần không thể thiếu của thực vật. Rễ có các chức năng:

  • Làm cho cây đứng vững trên mặt đất.
  • Hút nước và muối khoáng để nuôi cây và phát triển.
  • Đối với tác phẩm bonsai, rễ còn là yếu tố làm tăng thêm vẻ đẹp, cũng như tạo cảm giác già cỗi (nhất là rễ lồi trên mặt đất). Do đó một cây bonsai hoàn chỉnh phải có một bộ rễ hoàn chỉnh, không thể khiếm khuyết (tất nhiên để che lấp sự khiếm khuyết đó người ta sẽ sử dụng nhiều cách như dùng cỏ, rêu, đá để che chắn). Nhưng tôi thiết nghĩ là chúng ta nên tạo nơi khiếm khuyết đó một số rễ cần và đủ. Để làm được điều này chỉ còn cách là ghép rễ.

Chủng loại cây ghép rễ:
Nói chung tất cả các chủng loại cây dùng làm bonsai đều có thể ghép rễ, thí dụ: cần thăng, mai chiếu thủy, gừa, sanh, si, sộp v.v... miễn là chúng cùng loài với nhau.

Phương pháp ghép rễ:
Trước hết ta chọn một cây nhỏ cùng chủng loại với gốc sao cho tương đối phù hợp với dáng thế của cây và ý muốn dàn dựng bộ rễ nơi khiếm khuyết đó.
Nhổ cây bonsai ra khỏi chậu và giũ sạch đất, kết hợp với tỉa bớt cành lá.
Dùng một lưỡi khoan - vừa bằng đường kính cây nhỏ mà ta muốn lấy làm rễ - khoan xuyên gốc cây bonsai nơi mà ta muốn rễ mọc ra từ đó.

Sau đó ta nhét cây con vào lỗ đã khoan cho xuyên suốt gốc cây và ló ra ngoài từ 2cm - 3cm, lấy dây buộc chặt để cố định rễ ghép ở nơi muốn ghép. Lấy mỡ bò trộn ký ninh hoặc mác-tít trét kín khe hở ở hai đầu để nước không ngấm vào. Xong trồng lại vào chậu đã thay phân đất mới kết hợp sửa bộ rễ cũ và mới theo ý muốn. Tưới cây và để vào nơi thoáng mát, khuất gió khoảng một tháng rồi chuyển dần ra nắng.

Cây con dùng làm rễ sẽ nẩy chồi khắp nơi ở cả hai đầu và ta để cho nó phát triển tự do. Trong vòng 4 - 6 tháng thì cây con dùng làm rễ sẽ lớn dần ra bít kín những khe hở và dính liền da với gốc ghép. Sau đó ta cắt nốt 2cm - 3cm phần ló ra cho sát gốc ghép và lảy hết những cành lá mọc ở rễ ghép. Như thế ta đã có được một bộ rễ như ý vì đã dính liền với nhau nên chúng nuôi sống lẫn nhau. Với phương pháp này ta có thể ghép cùng lúc 3 - 4 rễ quanh gốc.
Lúc đầu mới nhìn ta dễ phân biệt ra rễ ghép vì nó có màu sáng hơn gốc. Nhưng càng về lâu thì màu rễ và gốc sẽ giống nhau nên rất khó phân biệt. Chúng tôi đã thành công trên các chủng loại cần thăng, mai chiếu thủy, các giống Ficus và các chủng loại khác. Chúc các bạn thử nghiệm thành công để có một tác phẩm.

(Theo tạp chí Hoa Cảnh số 10/1998)

Cây Phượng Tím



Phượng tím là một loài cây gỗ nhỏ có hoa xanh tím, lá kép hai lần, nên có vẻ giống cây phượng vĩ. Loài cây này đã được du nhập vào Đà Lạt từ những năm đầu thập kỷ 70, hiện còn lại một ít, trong số đó có cây ở đường Nguyễn Thị Minh Khai cho hoa hàng năm vào dịp cuối đông đến suốt mùa xuân.

Phượng tím có tên khoa học là Jacaranda acutifolia thuộc họ Bignoniaceae, còn có các tên khác là J. mimosifolia (giống lá trinh nữ) hay J. ovalifolia (lá hình trứng).

Cây Phượng tím nguyên sản ở Brasil (có tài liệu cho là ở Bôlivia), trồng rộng rãi ở các nước Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương, để làm cây cảnh ven đường và trong các công viên.

Tùy lập địa, cây Phượng tím có thể cao từ 3-10 m, đường kính tán lá từ 3-7 m. Từng cành lá dài 40-50 cm, tán lá thưa thớt nên ít ảnh hưởng đến tầng cỏ phủ gốc. Hoa hình ống, dài từ 4-5 cm, có lông tơ, mọc thành từng chùm. Thời gian từ nụ hoa nở đến khi tàn rụng kéo dài 3-5 ngày, các hoa chùy ở đầu cành lại tiếp tục nở ra nên cây có hoa nở thường xuyên trong vòng 4-5 tháng.

Do hạt rất nhỏ, nên việc gieo hạt cần có người chuyên môn và rất cẩn thận. Cây con cũng cần chăm sóc đặc biệt để tránh một số bệnh do ký sinh. Sau 6 tháng cây con khoẻ mạnh, việc trồng trọt trở nên rất dễ dàng.

Các điều kiện trồng trọt như sau:

- Nhiệt độ tối thích: yêu cầu nhiệt độ ban đêm từ 16 - 18oC, khi cây lớn có thể phát triển ở 27 - 30oC, trong giai đoạn nghỉ đông cần có nhiệt độ thấp để cây tích lũy dưỡng liệu cho mùa xuân đến, nở hoa kết quả. Tuy nhiên đây chỉ là những kết quả thực nghiệm ở Nam bán cầu, ở nước ta có lẽ còn có những sai khác.

- Lập địa: nên trồng ở nơi không khí thoáng sạch, mát mẻ và có ánh sáng tốt.

- Loại đất: cây không kén đất, kể cả đất kiềm, chua hoặc đất sỏi sạn.

- Ánh sáng: Giai đoạn cây con trong vườn ươm cần 1/3 đến 1/2 lượng ánh sáng, khi đã ra đất trồng cần nhiều ánh sáng để tạo mầm hoa.

- Chế độ nước tưới: không quan yếu, cây chịu được đất khô hạn, nhưng khi trồng làm cảnh cần bón phân chuồng đầu mùa mưa.

Cây trồng 1 năm, cao từ 2 - 4 m, đến năm sau đã có khả năng cho hoa.

Nếu trồng ven đường, mật độ thích hợp từ 3,5 - 4,5 m/cây sẽ cho hoa sớm, trồng thưa hay đơn độc thì hoa hơi muộn.

Giống Phượng tím trước đây được xem là cây trang trí nội thị quý hiếm đến mức tỉnh và thành phố đã có kế hoạch bảo vệ, chăm sóc để giữ một nét riêng về loài cây làm cảnh ở địa phương. Tuy vậy việc nhân giống vô tính chưa thành công tốt đẹp. Nay việc di nhập một lượng lớn đã được thực hiện, đủ để trồng làm cây cảnh trong thành phố và các thị tứ trong tỉnh, các tỉnh trong nước với giá cây giống không đắt lắm. Ngoài ra, có thể dùng loại cây này che bóng tầng giữa cho chè, cà phê hoặc trồng làm cây cảnh cổ thụ (bonsai).

Hiện nay đã có nhiều cây gieo hạt trồng được hơn 1 năm tuổi, cá biệt cao đến 5 m. Hàng trăm cây con mới ươm trồng được khoảng 2 tháng cao hơn 15 cm và hàng ngàn cây con sẽ xuất trồng vào giữa mùa mưa này.

Hy vọng rằng trong một thời gian gần, cây Phượng tím sẽ không còn xa lạ với khách vãng lai và mùa đông đến, bên cạnh màu hồng son của hoa đào sẽ rực rỡ những con đường hoa tím.

(Sưu tầm)

Cho Lộc Vừng Nở Hoa Theo Ý Muốn



Nằm trong bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc; lộc vừng là cây có thân và gốc đẹp, khi hoa nở có hương thơm, được nhiều người chơi cây cảnh ưa thích.

Thông thường lộc vừng mỗi năm ra hoa 2 vụ, vào các tháng 6 - 7 và 10 - 11 âm lịch. Lộc vừng ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt lộc vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết. Ngoài việc chăm bón đủ chất để ra nhiều hoa, ta phải tạo ra một bước đột biến về sinh lý cho cây. Nghĩa là phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất, với bí quyết: tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm. Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo lá rụng hết.

Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa.

(Sưu tầm)

Chăm Sóc Cây Sanh



Sanh có tên khoa học là Ficus indica L. thuộc họ Morace
Đặc điểm hình thái cấu tạo:

Là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m, có khả năng phân cành cao và trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, sanh còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân. Rễ này thường gọi là rễ khi sinh hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm và có hai loại phân biệt ở khả năng ăn dài xuống đất hình thành rễ cọc cho cây . Cành dẻo dễ uốn.

Lá xanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của Sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.

Nguồn gốc, nhu cầu sinh thái:

Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm và hiện nay thường gặp hầu hết các vùng của đất nước Việt Nam. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều ) và hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng. Sanh cũng được trồng ở những vùng đông lạnh.

Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.

Kỹ thuật nhân giống:

Sanh là loại cây rất có thể nhân giống và có thể nhân theo phương thức hữu tính (từ hạt ) và phương thức vô tính ( từ cành râm, cành triết).

Kỹ thuật trồng:
Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu. Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất sấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng.
Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như : cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển cuả cây và làm cho thân cây chóng to

(sưu tầm)

Trồng Và Chăm Sóc Cây Vạn Niên Tùng



Vạn niên tùng là loại cây đa niên tuổi thọ có thể đến hàng trăm năm, thích nghi rộng với nhiều vùng đất, nhưng phát triển tốt trên đất phù sa, cây ưa sáng (cây phát triển tốt khi có đủ ánh sáng).

Nhân giống bằng phương pháp vô tính:
Chiết cành hoặc giâm cành. Cành giâm trong giai đoạn vườn ươm cao từ 15 - 20 cm, nên giữ cây trong bóng râm từ 30 - 45 ngày, sau đó có thể đưa ra nắng trong giai đoạn này nên dưỡng cây con trong bầu để tiện việc chăm sóc, khi cây cao từ 80 cm trở lên có thể trồng xuống đất. Cây phát triển tốt trên nhiều loại đất, nhưng nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rả bầu.

Giá thể sử dụng ươm cây con:
Mụn dừa và trấu, với tỉ lệ 70% mụn dừa, 30% trấu; Khi dưỡng cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã oai mục, với tỉ lệ 20 - 30% phân hữu cơ, 30% trấu, 40 - 50% mụn dừa.

- Phân bón:

+ Khi cây trong giai đoạn vườn ươm (khoảng 2 tháng) phun phân bón lá 10 ngày/lần, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, che mát khoảng 40 - 50%.

+ Khi cây còn nhỏ (có chiều cao từ 20 - 50cm) pha phân NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15 để tưới, nên tưới vào lúc chiều mát, không nên tưới khi cây đang ra đọt non, cách 15 - 20 ngày tưới 1 lần, liều lượng 1kg tưới 1.000 cây, có thể phun bổ sung phân bón lá; Lượng phân tăng dần theo tuổi cây.

+ Khi cây từ 3 năm tuổi trở lên bón từ 40 - 50 gram/gốc, không nên bón phân khi cây ra đọt non.

- Phòng trừ sâu bệnh:

+ Sâu hại: Phổ biến có 2 đối tượng sâu hại là rầy mềm và sâu vẽ bùa tấn công khi cây vừa nhú đọt non cần chú ý phun thuốc để phòng trừ trong giai đoạn này, có thể sử dụng dầu khoáng DC - Tronlec hoặc các loại thuốc trừ sâu thông thường khác.

+ Bệnh hại: Rải rác xuất hiện bệnh lỡ cổ rễ hoặc khô đầu ngọn, có thể phun thuốc Aliete, Ridomil, v.v…

- Tưới nước:
Cây có khả năng chịu hạn tốt, nhưng cần chú ý tưới đủ nước để cây phát triển tốt. Mùa nắng khi cây còn nhỏ có thể tưới 2 ngày/lần; khi cây lớn có thể 3 - 4 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm của đất. Cây ít mẩn cảm với nước mặn, nhưng không chịu được nước phèn.

- Tạo dáng cho cây:
Tùy theo sở thích có thể tạo dáng thẳng đứng hoặc bon sai. Là cây thân dẻo dể uốn sửa để tạo dáng..

Một số ý khác:

- Đối với cây Vạn Niên Tùng và Tùng Trung quốc về kỹ thuật trồng và chăm sóc giống nhau, cả 2 loại đều dễ trồng. Nếu muốn trồng với quy mô lớn, trước khi trồng phải đắp mô, mô rộng từ 60 - 70 cm, cao tùy theo mực thủy cấp trong vùng tránh bị nước ngập; hàng cách hàng 2m, cây cách cây từ 1,5 - 2m (khoảng cách trồng có thể tăng giảm tùy điều kiện thực tế và mục đích sử dụng cây).

Sở NN&PTNT

Kỹ Thuật Trồng Hoa Anh Thảo



Thiên Hồng (Cylamen) còn gọi là hoa Anh Thảo – một loài hoa dài ngày, thích hợp ở xứ lạnh và đất có độ pH 6,2 – 6,5. Đây là loại hoa cao cấp sử dụng cho mục đích chưng chậu. Thân cây thẳng đứng và khỏe, cao 30 – 36cm khi trưởng thành. Trồng hoa Anh thảo bằng củ hoặc gieo hạt. Thời gian trung bình của vụ là 28 – 32 tuần nếu trồng từ hạt. Hạt giống rất mạnh, nảy mầm đều. Thời gian nảy mầm là 21 – 25 ngày. Mâm gieo hạt lý tưởng là loại 288 lỗ. Anh thảo cần được gieo và trồng trong nhà kính, trong điều kiện hoàn toàn kiểm soát được ánh sáng nhiệt độ và ẩm.

Nảy mầm

Giai đoạn 1:

Bóng tối và độ ẩm là 2 yếu tố quyết định tỷ lệ nảy mầm. Duy trì độ ẩm 90% bằng cách tưới đẫm trước khi gieo hạt và phủ lên trên hạt một lớp đất để giữ ẩm. Phủ bao nylon đen để giữ tối ít nhất là 21 ngày đầu. Giữ nhiệt độ đất 18 – 200C, nếu cao hơn sẽ ảnh hưởng xấu đến việc nảy mầm và cây con sau này phát triển không đều. Từ ngày 21 – 25, thân nhỏ đã được hình thành cùng với rễ đầu tiên. Lúc này bóng tối không còn cần thiết, không đợi đến khi lá hình thành mà chủ động tháo bỏ bao nylon che sáng, nếu không cây sẽ bị ốm dài.

Giai đoạn 2:

Độ ẩm là yếu tố quyết định. Đất phải đẫm nước, nếu khô, cây sẽ bị héo và yếu ớt sau này. Độ ẩm không khí trên 90% giúp lá mầm bật ra khỏi vỏ hạt. Nếu vỏ hạt quá khô, lá mầm không thể bật ra khỏi vỏ. Nhiệt độ đất vẫn giữ 18 - 20 0C. Cứ sau 2 – 3 lần tưới nước. Cần tưới một lần phân Nitrat Canxi nồng độ 50 – 70ppm. Cuối giai đoạn này, một lá mầm xanh đậm xuất hiện (gọi là lá mẹ)

Giai đoạn 3:

Cây phát triển hoàn toàn lá mẹ nên cần nhiều nước và phân bón. Cần tưới nước nhiều để duy trì độ ẩm đất. Giữ độ ẩm không khí 85%. Khi rễ phát triển và thấy lòi ra ngoài khay gieo thì phải giảm nhiệt độ đêm xuống còn 180C. Luân phiên sử dụng phân có gốc amonium (21:5:20) và canxi nitrat (15:5:15) với nồng độ 75 – 100 ppm. Cần biết: amonium giúp lá phát triển, còn canxi nitrat sẽ giúp thân tăng trưởng. Nếu thấy tình trạng thân cây quá mền, hãy giảm lượng amonium. Cuối quá trình này, rễ đã cắm sâu vào đất và cây xuất hiện 2 – 3 lá.

Giai đoạn 4:

(10 – 14 tuần tuổi)
Sang chậu là yếu tố quyết định vụ mùa. Độ ẩm đất như giai đoạn 3, duy trì độ ẩm không khí 75 – 80%. Giữ nhiệt độ đất 18 – 200C ban ngày và 160C ban đêm. Bón phân như giai đoạn 3. Cuối giai đoạn này, bộ rễ đã phát triển khõe và đầy đủ, kết chặt trong khay, các lá đã che kín bề mặt gieo hạt nhưng chưa chồm qua ô kế bên. Lúc này sang chậu là việc cần làm, nếu trễ nãi, thân cây sẽ vươn dài vì không gian chật hẹp

Trưởng thành

Dùng chậu kích cỡ 12 – 16cm sang cây và xếp thành nhiều luống gần nhau để tăng diện tích canh tác nhưng phải giữ khoảng cách nhất định, không chen chúc để tránh dịch bệnh và hiện tượng cây ốm dài. Tưới cây vào buổi sáng sớm để lá khô nhanh và ngọn cây không bị hư. Cần để đất khô ráo giữa hai lần tưới. Duy trì ẩm độ không khí tối thiểu 60% ban ngày và tối đa 80 – 85% suốt đêm. Lưu ý ẩm độ thấp lá vàng, ngược lại ẩm độ cao lá dài và yếu dễ bị nấm tấn công. Mỗi tuần bón NPK (1:1:8). Nếu lá mới không nở to, hãy dùng phân có gốc Amoni giúp lá phát triển. Khi cây đạt kích thước chuẩn thì cứ 3 lần bón phân Nitrat kali lại một lần bón canxi sulfat. Duy trì nhiệt độ mát ban ngày và 180C ban đêm.

Khi rễ mọc ra hai bên, hạ nhiệt độ đêm còn 170C. Khi rễ chạm đáy chậu, hãy giảm nhiệt độ đêm còn 16oC. Lưu ý tháng cuối cùng thu hoạch nên giữ nhiệt độ đêm 13 – 15oC. Ban ngày để cây ở bóng râm, nếu ánh sáng mạnh cây sẽ chậm ra hoa và lá sẽ vàng

Bài: Cty hạt giống hoa Việt Nam

Phương Pháp Trồng Hoa Hồng



Một trong những vấn đề quan trọng của việc trồng thành công cây hoa hồng là vị trí nơi trồng. Vì vậy trước khi trồng, các bạn hãy tìm hiểu các yếu tố sau:

1. Vị trí

Cây hồng thích nắng cũng như thoáng nhưng không ưa những nơi nóng bỏng cũng như nơi có luồng gió lạnh.

Nắng: Đa số cây hồng ưa nắng đầy đủ, nắng suốt ngày càng tốt. Ở vùng mưa nhiều thì ít ra mưa phải ít hơn 6 giờ trong ngày. Tuy nhiên ngày nay có nhiều thứ hồng vẫn ra hoa đạt phẩm chất ở trong râm. Thật vậy bóng râm một phần trong ngày sẽ làm màu sắc của hoa đậm đà hơn và kéo dài độ bền của hoa hơn.

Thoáng: Sự lưu thông không khí quanh cây hồng là quan trọng đối với việc kiểm soát bệnh tật. Cây hồng không thích chen chúc, bao bọc bờ tường chung quanh, cũng như bao bọc phủ bên trên. Vì vậy đa số cây hồng không phát triển tốt dưới cây cao vì bóng râm, vì cạnh tranh phát triển rễ và vì thiếu thông thoáng. Không khí tĩnh lặng cung cấp môi trường tuyệt hảo cho sự lây lan bệnh tật. Vì vậy không khí chuyển động thông thoáng là điều mong muốn.

Che chắn: Che chắn tránh gió mạnh không còn quan trọng khi cây hồng đã vững sống. Thực tế cây hồng chịu đựng tốt với gió và phát triển ở vùng trống trải tốt hơn các loại cây bụi khác. Tuy nhiên cùng một loại thì cây hồng được che chắn trưởng và cho hoa gấp đôi cây không che chắn.

2. Đất đai

Cây hồng thích đất sét, nhưng đất cát cũng tốt, tuy nhiên phân bón dễ trôi rửa nên phải bón phân thường xuyên hơn.

Trong thực tế cây hồng có thể trồng ở mọi loại đất vườn, từ đất sét cho đến đất cát. Nhưng tốt hơn sẽ là đất cát trộn đất mùn giúp cho sự thoát nước. Đất cát với chất hữu cơ làm tăng khả năng giữ ẩm.

Đa số cây hồng thích đất hơi acid pH=6.0 – 6.5.

Không trồng hồng trên đất đã trồng hồng trước đó nếu không làm mới đất ở đó đến độ sâu 50cm.

3. Thoát nước

Sự thoát nước gắn liền với loại đất. Cây hồng không chịu ngập úng dù cần tưới nước thường xuyên. Thoát nước tốt là điều cần thiết cho sự thành công lâu bền. Có thể thử nghiệm khả năng thoát nước ở một địa điểm bằng cách đào cái lỗ vuông vức cỡ 30cm – sâu cũng như rộng, đổ nước vào nhiều lần cho đầy, nếu nước vẫn còn hiện hữu sau 1 – 2 giờ thì chứng tỏ đất ấy thoát nước kém, cây hồng sẽ không phát triển tốt. Để giải quyết vấn đề này thì nên làm luống cao 50 – 100cm

4. Trồng

Cơ bản thì tất cả loại hồng có thể trồng quanh năm, tốt nhất là lúc chúng đã nghỉ một phần.

Chuẩn bị đất: Chuẩn bị đất tùy thuộc loại đất. Sự thoát nước tốt của đất cát có thể là vấn đề lớn nhất; tuy nhiên đất hữu cơ thêm vào sẽ cải thiện khả năng giữ nước cũng như tạo lập liên kết hóa học với thức ăn của cây.

Than bùn là chất cải thiện đất hiệu quả lâu dài và thêm phân động vật đã phân rã hoàn toàn càng tốt.

Các chất thêm vào này cũng hoạt động tốt ở trong đất mùn cũng như đất sét. Than bùn và phân bón động vật làm cho đất sét xốp và giúp không khí xâm nhập tốt hơn cũng như thoát nước tốt, đồng thời kích thích sự gia tăng vi sinh vật trong đất, rất có lợi cho sự phát triển của cây.

Đào lỗ: Lỗ trồng cần rộng cỡ 50cm và đủ sâu để mắt ghép ló lên trên mặt đất từ 2 – 5cm. Nếu lỗ không đủ sâu thì rễ sẽ mọc từ thân ở trên mắt ghép và lần hồi sẽ đưa đến sự sụp đổ hệ rễ.

Để ước lượng đúng độ sâu, hãy đặt cán xẻng ngang qua miệng lỗ. Để bụi hồng vào lỗ và xem mắt ghép có ở khoảng 2cm trên cán xẻng không? Nếu nó ở cao hơn 5cm thì đào sâu thêm, nếu dưới 2cm thì lấp bớt lại. Khi có lỗ đúng rồi thì đào sâu thêm 10cm và trải 50gam phân chuồng hoai ở đáy lỗ rồi phủ 10cm đất vườn trở lại.

Nếu cây hồng có rễ trần trụi thì phải tạo một mô đất ở đáy sao cho rễ cố định vững vào đất – mà không tiếp xúc trực tiếp với phân bón.

Nhiều cây có rễ xếp 2 tầng thì dùng tay nén đất làm cho cây đứng vững. Không nên dùng chân để ép, làm đất nén chặt quá và ngăn chặn không khí lưu thông quanh hệ rễ.

Cây trồng trong chậu: Hồng trồng chậu không chỉ là cây thông thường mà còn là cây phổ biến vì có thể trồng bất cứ lúc nào trong năm, ngay cả lúc chúng đang có hoa. Trước khi lấy cây ra trồng hãy cho cây thấm nước bằng cách để cả chậu vào xô nước có thêm ít dịch phân cá. Ngâm như vậy trong lúc sửa soạn nơi trồng.

Khi tháo cây ra khỏi chậu, tránh đụng chạm đến rễ. Lấy cây ra khỏi chậu cũng giống như khi đặt cây vào trồng.

5. Tưới nước

Ngay sau khi trồng, tưới nước đẫm. Nước tưới có phân bón rễ giúp cây giảm sốc. Nước thấm sâu giúp đất nén chặt, loại bỏ túi khí và liên kết đất trong chậu với hỗn hợp cây trồng.

Cây hồng cần tưới nước thường xuyên, nhất là mùa khô, thời kỳ nóng. Do nước đọng trên lá gây ra sự xâm nhập của bệnh, vì vậy tốt nhất nên tưới vào sáng sớm, hoặc chắc ăn hơn chỉ tưới quanh gốc hồng, dưới đất. Hệ thống tưới nhỏ giọt cũng được sử dụng nhiều đối với cây hồng.

6. Phân bón

Cây hồng cần được bón phân đều đặn. Phân bón tốt cho hoa hồng phải chứa lượng dinh dưỡng quân bình.

Để có kết quả tốt phải cho phân vào thời gian thích hợp nhất trong năm. Nghiên cứu cho thấy cây hồng thích nhất là phân hữu cơ. Hãy bón phân cách gốc khoảng 15cm và trải ra trên diện tích 1m2. Bón phân luân phiên theo chu kỳ 8 – 10 tuần vào thời phát triển. Cây hồng càng phát triển nhanh càng cần lượng đạm cao cho việc khởi đầu phát triển dinh dưỡng sau khi cắt tỉa cây. Tất cả phân bón cho hoa hồng cần thêm lượng Magnê, là yếu tố cải thiện phẩm chất màu hoa.

Lưu ý: Nhiều loại hoa hồng mới bị chết vì tác hại của phân bón khi mớí trồng lần đầu. Vì vây phải chờ cho đến khi cây hồng tỏ dấu hiệu chắc chắn rằng nó đã bén rễ, việc trồng đã thành công, rồi mới tưới phân nhẹ trên mặt đất.

Cây hồng có nhiều hệ rễ gần sát mặt đất vì vậy không nên cào xới để đặt phân bón vào, thay cho việc tưới phân. Nếu dùng phân bón tan chậm, hãy phủ lên các viên phân ấy một lớp rơm rạ, lá mục để nó không tan rã nhanh chóng, nhất là trong mùa hè.


Trích theo Roses Australia’s Favourite và Le jardin des Idées

Chăm Sóc Cây Lưỡi Hổ



Loài cây này có nguồn gốc từ nơi khô cằn, chịu được khô hạn kéo dài. Đúng ra, cây chỉ sợ dư nước (vào mùa mưa chỉ nên tưới nước 1 lần/tháng). Khi thay chậu, chọn loại đất dành cho xương rồng cộng thêm 1/3 cát to và nên chú ý đến việc thoát nước cho tốt.

Có hai cách nhân giống:
Tách bụi cây nhân lúc thay chậu đối với cây già và có viền mầu vàng, hoặc giâm bằng những khúc lá.

Có thể thực hiện giâm lá từ mùa xuân đến cuối mùa hè. Chọn một lá non, khỏe và có mầu đẹp. Cắt ngang sát gốc. Cắt thành từng khúc dài 5cm và để nó tự liền sẹo. Chôn các khúc lá khoảng 1/2 vào chậu có trộn hỗn hợp cát và than bùn ẩm. Đặt chậu vào nơi nóng (220C) và tưới rất ít.

Cách chăm sóc

- Nhiệt độ: giữ cây sợ rét này ở nơi nhiệt độ ôn hòa, không thấp hơn 130C.

- Chịu nắng: nếu là loại chịu được bóng râm thì cũng nên đặt ở nơi có nhiều ánh sáng được lọc.

- Tưới cây: để đất khô đi hẳn trước khi tưới phía dưới chậu và cao dần lên trên. Vào mùa lạnh hay mưa chỉ cần tưới một lần/tháng.

- Thay chậu: vào mùa xuân, khi nào rễ đã đầy cả chậu.

- Bón phân: vào mùa xuân và mùa hè, mỗi tháng/lần bằng phân giàu potasse (dành cho xương rồng hay cây mỏ hạc).

Các bệnh của cây

- Đốm nâu trên lá, thối ở gốc: dư nước.

- Lá bị thâm đen và mềm: nhiệt độ quá thấp.

- Ngọn lá khô, từng mảng nâu rải rác: ánh nắng chiếu vào qua cửa kính.

- Lá nhạt màu hay mất sự pha trộn: thiếu ánh sáng.

- Lá con quá mềm: bón phân quá nhiều, giảm bớt trong một thời gian.

(Theo Cẩm Nang Tiêu Dùng)

Thuần Dưỡng Và Chăm Sóc Lan Rừng



Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất là cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Lúc lấy lan rừng... Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất là cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói.

Thuần dưỡng lan rừng

Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ cây đang bám chứ không nên lột mỗi bộ rễ. Sau đó lấy gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá, thân, rễ. Chăm sóc cho lan 1 tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa và không được nén chặt. Tránh để ngoài ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.

Chăm sóc

Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan là có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm, nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất.

Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào, đặc biệt "kỵ" với nắng quái chiều và gió tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà phải làm giàn che bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quang hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm "2 ướt - 1 khô" trong ngày, đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ.

Đối với địa lan:
Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều màu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ, luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra (gọi là hồ rễ). Tránh gió khô, nóng lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già để ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.

Không nên dùng NPK - loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để bón cho lan. Để cây tươi lâu, đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) với nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải cotton) nhúng vào dung dịch glycerin 10-15% cuốn vào cổ rễ để giữ ẩm cho cây.

(Theo Trang thông tin điện tử Nông dân Việt Nam)

Bón Phân Cho Hoa Hồng



Hoa hồng là cây ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 18-25oC. Là cây hoa lâu năm, nếu hồng ghép trên gốc hồng dại thì có thể cho thu hoạch bông tới 10 năm và hơn nữa.

1. Đặc điểm chung

- Hoa hồng là cây ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 18-25oC. Là cây hoa lâu năm, nếu hồng ghép trên gốc hồng dại thì có thể cho thu hoạch bông tới 10 năm và hơn nữa.

- Yêu cầu đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt, giàu hữu cơ và dinh dưỡng. Cây hoa hồng có thể trồng được quanh năm nhưng ở miền Bắc thích hợp nhất là vụ Xuân (tháng 2-3).

- Mật độ thích hợp với hoa hồng cắt cành 70.000 - 80.000 gốc/ha.

- Các giống tốt và phổ biến hiện nay: xanh Long Mỹ, đỏ Hà Lan, đỏ Ý, đỏ Pháp, cam, hồng, phấn, vàng trắng, cá vàng, trắng, tối....

2. Bón phân

Hoa hồng là cây cho giá trị kinh tế cao, vào thời kỳ thu hoạch rộ, mỗi ha trồng cắt cành thu khoảng 30.000 bông, cứ 2 ngày thu 1 lần. Thời điểm không rộ cho thu 10.000 bông/đợt. Do vậy hoa hồng cắt cành đòi hỏi lượng phân rất cao.

Nhà vườn thâm canh hoa hồng cắt cành Đà Lạt thường đầu tư 20-30 triệu đồng tiền phân bón/ha/tháng.

Việc bón phân cho hoa hồng ngoài việc phải đạt năng suất cao còn phải đạt màu sắc hoa đẹp, hoa lâu tàn và hương thơm. Tùy theo mức độ thâm canh, quy trình bón phân như sau:

Vườn hoa hồng cắt cành:

a) Bón lót khi trồng (lượng bón cho 1.000m2)
- Vôi bột hoặc đôlômít: 100-150kg.
- Phân chuồng hoai: 4-6 tấn.

b) Bón thúc cho gốc ghép (sau khi đặt gốc hồng dại):
- Compomix: 20-30 kg/1.000m2/lần. Bón 5 lần, định kỳ 1 tháng/lần kết hợp làm cỏ, vun xới.

c) Bón thúc sau khi ghép mắt:
Sau trồng 6 tháng thì tiến hành ghép mắt, sau ghép 15 ngày sẽ hạ giàn và bón thúc
+ Thúc mầm lần 1 (sau khi ghép 30-35 ngày): 5-6 tấn phân chuồng hoai/công.
+ Thúc mầm lần 2 (sau ghép 45-50 ngày): 40-60 kg NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu cho 1.000m2
+ Thúc sau mỗi lần tỉa nhánh: 15-20kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2. Kết hợp phòng ngừa sâu bệnh.
+ Thúc định kỳ 15 ngày bón 1 lần, lượng bón 50-70kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2.

+ Bón phân magiê: Định kỳ 4-5 tháng bón 1 lần với lượng 1,5-2kg MgSO4/1.000m2 bằng cách trộn với phân NPK bón gốc hoặc hòa với nồng độ 0,3-0,5% để phun qua lá.
+ Phun qua lá: Phân bón thích hợp cho các thời kỳ phát triển của hồng là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:

- Thời kỳ hồng tăng trưởng và sau cắt hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Thời kỳ hồng trưởng thành sắp ra nụ hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Khi hồng đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
+ Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 5-6 tấn phân chuồng hoai/1.000m2. Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu và phân bón lá sử dụng theo quy trình trên.

Hồng trong bồn (chậu)

a) Chuẩn bị đất trồng: Sử dụng đất Compost Đầu Trâu, bỏ vài viên gạch nhỏ ngay lổ thoát nước của chậu để tránh bí nước. Cho hỗn hợp đất này vào bồn (chậu) sau đó đặt bầu sao cho bề mặt bầu ngang với mặt đất và đạt 8/10 so với thành chậu, lèn chặt đất lại.

b) Bón thúc định kỳ 20-30 ngày/lần với lượng: 30-50 g NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu
Lượng bón trên tính cho mỗi chậu (1-2 bụi), với bồn cần tăng lượng lên theo số lượng bụi.
Phun phân bón lá Đầu Trâu 501, 701, 901 theo quy trình như trên.
Sau 2-3 tháng cần thay 1/3 đến 1/2 lượng đất cũ trong chậu (bồn) bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu. Cần moi đất quanh chậu và phía trên, tránh làm đứt rễ. Tưới nước ngay sau khi thay đất.

(sưu tầm)

Kỹ Thuật Trồng Hoa Lồng Đèn



Hoa đăng hay hoa lồng đèn , được trồng tốt ở Ðà Lạt , trong bài viết dưới đây giáo sư Tôn Thất Trình đề cập chi tiết về loài hoa này , phỏng theo tài liệu của Ban khuyến nông Ðại học tiểu bang Michigan

Hoa đăng hay hoa lồng đèn , gọi là Fuchsia ở Âu Mỹ , tên khoa học là Fuchsia x hybrida , còn có tên khác ở Mỹ là hoa bông tai công nương ladies eardrops vì hoa rực rỡ , dáng bông tai lòng thòng xuống đất . Màu sắc thay đổi từ trắng , đỏ hồng , tím hay pha lẫn lộn giữa các màu này . Trồng Fuchsia bán ra là những giỏ treo, chậu cây, làm bồn hay trên phên dậu dáng cây mộc. Ở Mỹ thường hay trồng bán các giỏ treo hoa đăng quanh ngày , quanh lối xóm ..

THỨ , GIỐNG , LOÀI HOA FUCHSIA

Giống hoa đăng Fuchsia gồm khoảng 100 loài , mọc như lùm bụi cây mộc và thuộc họ thực vật onagraceae . Hoa đăng trông trọt là thành quả tuyển chọn lại tạo giữa 2 loài F.fulgens và F. mangellanica . F. fulgens là một lùm bụi cao khoảng 1, 2- 1,8 m , nguồn gốc Mexico F.mangellanica nguồn gốc Chi lê và Á Căn Ðình cũng là một lùm bụi nhưng lại có thể mọc cao đến 3,5 cm . Các cây thứ hoa ở thị trường có thể mọc thẳng đứng hay thân bò ngang . Loại Black Prince , Beacon , Winston Churchill là những thí dụ cây mọc thẳng đứng . Black Eyes , Starry Trail , Swingtime ..là những cây mọc bò ngang .

QUANG TÍNH

Ða phần giống cây Fuchsia là cây dài ngày ( trường quang kì tính ) . Vài thứ có quang kì tính trung lập . Ðôi khi , cây có thể nở hoa vào ngày ngắn , nhưng liên tục ở môi trường nhà kiếng . Ða số có thể cảm ứng tượng hoa khi phát triển đủ 2 lá . Số dài ngày cần thiết để tượng hoa thay đổi tuỳ giống , từ 5 tới 25 ngày . Vì rằng hoa phát triển từ các mầm ngang mới mọc , ngày dài liên tục ở điều kiện ngày ngắn thiên nhiên , rất cần thiết để cây phát triển trổ hoa . Mầm ngọn luôn tăng trưởng ở bất kì quang kì nào , dài hay ngắn . Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang kì tính . Nhỏ hơn 475 footcandle , cây sẽ có quang tính trung lập . Muốn có cảm quang tối hảo vào ngày dài cần 900 footcandle

ÁNH SÁNG

Muốn có ngày dài tượng hoa trong điều kiện ngày ngắn thì kéo dài ngày hay cắt đứt đêm kể từ 10 giờ đêmâ đến 2 giờ sáng với đèn nóng sáng chừng 10 - 20 footcandle . Muốn có số hoa tối hảo , cần 1 cường độ 900 footcandle trong 8 giờ 1 ngày . Che bóng râm mùa xuân hay mùa hạ thì dễ bề kiểm soát nhiệt độ .

CÁCH TRỒNG

Nhiệt độ : Nhiệt độ thích hợp cho cây tăng trưởng là 20-26 0C . Dưới 15 0C hay trên 30 0C là cây mọc yếu . Hoa tượng tốt cũng ở nhiệt độ từ 15 - 26 0C . Sau khi tượng ra , nhiệt độ tối hảo cho hoa phát triển từ 23- 26 0C

Tưới tiêu : Cây luôn cần ẩm ướt , lưu ý nhiều về tưới tiêu , vào những thời kì căng thẳng tỉ như điều kiện ít ánh sáng hay nhiệt độ quá cao .

Dinh dưỡng : Hoa đăng cần nhiều phân bón . Tưới phân lỏng liên tục gồm 250-300ppm nitrogen (đạm) và potassium cho kết quả tốt ở môi trường không đất .

Nhân giống : Cắt cành lá cây gốc làm hom đem trồng tốt hơn cành ra hoa . Muốn cây chỉ ra lá cành thì dùng ngày ngắn ( ít hơn 12 giờ ánh sáng ) và giữ nhiệt độ dưới 21 0C . Dùng hom cành ngọn dài 7-8 cm với 2 hay 3 cặp lá trưởng thành và đem cắm ở môi trường ráo nước có PH 6-6,5. Khi đang mọc rễ , giữ môi trường nhân giống ở nhiệt độ 20-220C và dùng ngaỳ ngắn . Cần chừng 3 tuần lễ cho hom mọc rễ .

MÔI TRƯỜNG

Môi trường trồng cây lồng đèn , hoa đăng phải giữ được nước , nhưng phải dễ tháo nước , tháot nước tốt . Có giống mọc thẳng đứng có thể dùng một hom mà thôi trong chậu 10 - 13cm . Còn trồng giỏ treo 25 cm thì cần 3-5 hom

KHOẢNG CÁCH

Thoạt tiên có thể trồng chậu này qua chậu khác . Nhưng khoảng cách cuối cùng thích hợp trong chậu 10 cm đường kính là 2 hay 2, 5 cây cho mỗi square foot .

BẤM NGỌN

Khi cây có 4-5 cặp lá thì bấm ngọn . Fuchsia trồng chậu chỉ cần bấm 1lần

CHẤT ÐIỀU HOÀ TĂNG TRƯỞNG

Ở Âu châu , chất điều hoà tăng trưởng hay dùng nhất là daminazole ( B9 ) với kiểm soát bề cao của Fuchsia với nồng lượng 3000-4000 ppm . Phun xịt B9 lần đầu tiên lúc cây mới tăng trưởng khi thấy được ngọn chồi mới trên cây không bấm ngọn hay khi chồi dài 1-2cm trên cây bấm ngọn . Phun xịt B9 lần thứ 2 , 10-14 ngày sau lần thứ nhất . Ancymidol ( A-Rest ) là thuốc xịt lá với nồng lượng 25-50 ppm hay trên rãnh với nồng lượng 0 ,25-1,5 mg cho mỗi 15 cm đường kính chậu trồng để có thêm nhiều hoa . Cyocel cũng có thể dùng phun xịt hay tưới vào rảnh thời gian phải xịt tương tự với dùng B9 nói trên . Nồng lượng Cycocel dùng là 3000-4000 ppm . Ethepon ( Florel ) tăng thêm cành và chồi hoa nhưng làm lá nhỏ đi , lóng ngắn lại , như vậy khỏi cần bấm ngọn , nhưng đôi khi làm hoa không nở . Xịt Ethepon trên lá với nồng lượng 500 ppm khi 4, 5 lá đã phát triển đầy đủ . Chất điều hoà tăng trưởng mới nhất là Bonzi cũng rất hiệu quả ở nồng lượng phun xịt 25-40ppm . Acid Gibberellic cũng hay được dùng để sản xuất chậu trồng các giống Fuchsia thân mộc co mau lẹ hơn . Acid Gibberrellic nồng lượng 200-400 ppm trên cây còn nhỏ và không bấm ngọn thì thời gian cho cây đủ cao lớn sẽ giảm đi , cây sẽ dài ra và cần đến trụ chống đỡ .

SÂU BỌ

Bướm trắng hay phá hoại Fuchsia nhất . Rầy mềm (Aphids) làm quăn lá và cũng làm cây trồng hư hại lớn .Ngoài ra còn có bù lạch ( Thrips ) , rệp bột ( Mealy bugs ) nhện đỏ ( Spider mites )rệp vảy ( Scales ) ..

BỆNH CÂY

Bệnh rỉ có thể làm nhân giống và sản xuất cây mất mát nhiều . Vài giống kháng được bệnh rỉ . Làm cây thoáng khí , khoảng cách thích hợp và giữ gìn vệ sinh cây tốt là phương pháp ngừa trừ bệnh . Botrytic blight (Botritic cinerea ) thối rễ do nhiều loài khuẩn gây ra khi môi trường quá ẩm ướt

Theo (http://www.vietnamgateway.org)
DÂY THUN ĐEN GHÉP SỨ
Chịu được ánh nắng trực tiếp trên 15 ngày. Kích thước nhỏ phù hợp cho việc ghép sứ. Giá 65.000đ/0.5kg (chưa bao gồm cước vận chuyển)



PHÂN HỮU CƠ DYNAMIC LIFTER

Phân hữu cơ xuất xứ từ Úc, dạng viên nén, tan chậm, 100% từ phân hữu cơ được gia nhiệt nên loại trừ hết hạt cỏ. Phân Dynamic Lifter có tác dụng cải thiện đất trồng, làm tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng cho đất.

Giá 25.000đ/kg

(chưa bao gồm cước vận chuyển)