Vườn sứ Phát Lợi

Địa chỉ: 202/3 Lã Xuân Oai, P. Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh

Hình ảnh vườn sứ năm 2010

Điện thoại: 0974.828.428 - 0975.828.428 Email: caycanhphatloi@gmail.com

Sứ ghép

Hiện tại vườn có hơn 300 giống sứ màu khác nhau

Trái thần kỳ - Cây Thần kỳ

Loại trái cây làm biến đổi vị giác của lưỡi, biến chất chua - đắng thành ngọt. Quý khách được dùng thử miễn phí tại vườn

Quý khách vui lòng gọi điện hẹn trước khi đến tham quan và mua hàng tại Vườn sứ Phát Lợi.
ĐT: 0974.828.428
HOTLINE/ZALO/VIBER : 0975.828.428 (Mr. Lợi)

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Hướng Dẫn Ghép Sứ: Phương Pháp Ghép Bịt

Cây sứ Thái Lan nguyên thủy thường có màu hồng nhạt. Cây sứ con gieo từ hạt do thụ phấn tự nhiên, sẽ cho ra một màu hoa mới, nó có thể được giữ lại để hình thành nên một giống sứ có tên gọi mới, tuy nhiên, phần lớn hoa của các cây sứ gieo từ hạt này thường mang tính trạng xấu từ cây bố mẹ, nên hoa ít, màu sắc không đẹp. Vì vậy, để có được cây sứ không chỉ đẹp ở bộ rễ mà còn đẹp cả ở màu hoa, người chơi thường dùng phương pháp ghép. 

Hiện nay có nhiều phương pháp ghép áp dụng cho cây sứ, nhưng căn bản vẫn là Phương pháp ghép vạt nêm (chữ V) và Phương pháp ghép ngồi. Phương pháp ghép ngồi có thể mở rộng ra thành Phương pháp ghép bịt và Phương pháp ghép ngồi áp dụng cho phần ngọn. 

Ở đây tôi sẽ trình bày lần lượt 4 phương pháp trên, tùy thuộc vào tay nghề của người ghép mà có thể áp dụng linh hoạt từng phương pháp ghép. 

Định nghĩa một số khái niệm. 
Gốc ghép – nhánh ghép (cây nguyên liệu) : Hiểu một cách đơn giản, là cây sứ … được ghép. Nó có thể là cây sứ nguyên thủy gieo từ hạt, có màu hoa không đẹp, hoặc là cây sứ đã được ghép, nhưng có bộ rễ đẹp và người chơi muốn thay đổi màu hoa mới. Gốc ghép yêu cầu phải đang phát triển tốt, đường kính nhánh ghép tốt nhất trong khoảng từ 1 – 2 cm. Da có màu xanh hơi ngả xám, không bị nấm móc đeo bám. Nhánh ghép khi cắt ngang thì tiết ra nhựa màu trắng đục. 


Bo ghép: Là một đoạn được lấy từ một nhánh sứ cho hoa đẹp. Tùy theo phương pháp ghép khác nhau mà bo ghép có độ dài ngắn khác nhau, sẽ được trình bày cụ thể ở từng phương pháp ghép. Bo ghép tốt nên có màu xanh hơi ngả sang xám, nhưng không được quá già. Người mới tập ghép thì dùng bo ghép có màu ngả sang xám sẽ dễ thành công hơn. Người đã ghép thuần thục, thì thích dùng bo ghép vẫn còn màu xanh, vì sau này bo ghép sẽ phát triển mạnh hơn. Bo ghép không nên để quá lâu sẽ làm giảm tỉ lệ thành công. Nếu vì một lý do nào đó mà không sử dụng hết bo ghép thì cắt bỏ hết các lá trên nhánh bo, cho vào chai pet (chai nhựa), đóng nắp lại và để trong ngăn mát của tủ lạnh, theo cách này có thể bảo quản bo ghép thêm vài ngày. 

Phương pháp ghép bịt:

Phương pháp ghép này được cải tiến từ phương pháp ghép ngồi. Bỏ qua các công đoạn dùng dây cố định bo ghép và dùng túi nylon trùm kín bo ghép, ưu điểm của nó so với phương pháp ghép ngồi đó là thao tác nhanh, tiết kiệm được khoảng thời gian đáng kể. 

Về dụng cụ bao gồm:  
Dao ghép thật sắc (ở đây tôi dùng dao lam), bông gòn hoặc khăn sạch, cồn 90 độ sát trùng dao, túi nylon sạch, dây thun. Dây thun chọn loại tốt nhất, để có thể chịu đựng dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian 10 ngày. 
Ta tiến hành như sau 


Do phương pháp ghép bịt được cải tiến từ phương pháp ghép ngồi, nên các bước chuẩn bị cũng giống nhau. Ta xem lại từ bước 1 đến bước 4 ở phương pháp ghép ngồi. 

Bước 5: Dùng túi nylon và dây thun để cố định bo ghép như hình 6.16. Sau đó hoàn tất các nhánh ghép còn lại. 



Phương pháp ghép này có thể để cây sứ ở dưới nắng trực tiếp và tưới nước bình thường. Quan sát bo ghép, sau một tuần nếu thấy có hiện tượng u lên ở đầu mắt lá của bo ghép thì ghép thành công. Đến ngày thứ 10 có thể cắt thun. 



 Một lưu ý nhỏ khi dùng phương pháp này, là đường kính bo ghép nên nhỏ hơn 2/3 đường kính của nhánh ghép, để tạo được một khoảng trống giữa bo ghép và nhánh ghép. Điều này giúp ngăn chặn hơi nước bám vào bo ghép gây ảnh hưởng đến kết quả. 

Tác giả: Nguyễn Phát Lợi
Bài viết với mục đích chia sẻ, khi sao chép vui lòng giữ nguyên bản, ghi rõ tên tác giả và link www.caycanhphatloi.info


HƯỚNG DẪN GIEO HẠT SỨ

Cây hoa sứ ở Việt Nam được trồng phổ biến ở các gia đình, nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này đơn giản. Chỉ việc lấy nhánh già của cây sứ đem phơi cho khô mủ sau đó đem trồng, ưu điểm là giữ nguyên tính trạng của cây mẹ. Nhưng tốc độ nhân giống chậm, gốc sứ lại chậm phát triển, không lai tạo được các giống sứ mới.



Một phương pháp nhân giống khá phổ biến hiện nay đó là gieo hạt. Hạt sứ có được do thụ phấn tự nhiên hoặc thụ phấn nhân tạo. Thường thì các gia đình trồng một vài cây sẽ ít bắt gặp sứ đậu trái, muốn có trái sứ phải tiến hành thụ phấn cho hoa. Ngược lại, ở các vườn sứ lớn thì việc cây sứ đậu trái xảy ra thường xuyên sau mỗi đợt hoa. Cũng có cây đậu trái nhiều (hoa chùm, cuống hoa to, hoa có mùi hương thu hút côn trùng), cũng có cây rất khó đậu trái tự nhiên (cuống hoa nhỏ lại ít hoa trên một chùm). 

Trái sứ cũng có nhiều hình dạng khác nhau. Các giống sứ có màu đỏ thì cho trái thon, dài, vỏ có màu hơi nâu đỏ. Các giống sứ có màu trắng, sáng thì cho trái ngắn hơn, vỏ có màu xanh. Các giống sứ hoa sọc thì cho trái ngắn, mập. Mỗi cặp trái thường có từ 150 đến 300 hạt. Nếu sứ đậu cùng lúc nhiều trái thì chỉ nên giữ lại từ 2 – 4 cặp để đảm bảo chất lượng hạt bên trong và không ảnh hưởng đến cây.



Trái sứ khi sắp thu hoạch được sẽ ngả sang màu nâu sậm, bắt đầu xuất hiện vết nứt dọc theo thân. 


 Lúc này, ta dùng một sợi kẽm mảnh hoặc dây nylon để giữ lớp vỏ này lại, tránh sự xâm nhập từ bên ngoài (côn trùng, nước tưới…) đồng thời để giữ không cho hạt bay đi.



Sau khoảng thời gian từ 2 – 3 tuần, trái sứ sẽ khô hoàn toàn, lúc này ta có thể thu hoạch trái để lấy hạt. 



Hạt sứ nằm dọc hai bên vỏ. Có loại hạt dài, có loại hạt tròn và mập. Hai đầu hạt có chùm lông tơ. Trong tự nhiên, chùm lông tơ này giúp cho hạt sứ có thể phát tán được. Khi thu hoạch, ta ngắt bỏ chúng đi. Hạt sứ không nên để quá lâu sau khi thu hoạch, sẽ làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sinh trưởng của cây sứ con sau này. 


Chuẩn bị chất trồng: Chất trồng để gieo hạt bao gồm hỗn hợp tro trấu (70%), bột dừa (20%), vỏ trấu tươi (10%). Ủ trong thời gian trên 7 ngày. Ở đây tôi khuyên không nên dùng các loại đất sạch vô bao để gieo hạt. Sẽ trình bày cụ thể hơn ở mục Chất trồng cho cây sứ. 

Có thể gieo hạt trong khay ươm hay trong chậu nhựa, mỗi chậu có thể gieo một hạt hay nhiều hạt. Khi cây sứ con đạt chiều cao từ 4 – 5 cm thì tách ra từng chậu nhỏ. Cho chất trồng vào khay ươm hay vào chậu, tưới cho ướt đẫm trước 1 ngày đêm. Trước khi gieo hạt cần ngâm hạt trong nước ấm từ 6 – 8 giờ, đồng thời loại bỏ những hạt lép. Dùng que tạo rãnh để gieo hạt, nên đặt hạt nằm ngang. 





Cây sứ con không nên trồng trong chậu quá lớn, rễ bị lạnh nên cũng phát triển chậm. Rễ chưa kịp hút chất dinh dưỡng trong đất trồng thì đã bị nước tưới cuốn trôi đi. Tùy thuộc vào kích thước cây mà thay chậu cho phù hợp. Nếu gieo trong ly nhựa (loại 300 – 350 ml), khi cây đạt chiều cao 4 – 5 cm thì bổ sung thêm phân bò hoai, bóp nhuyễn hoặc bánh dầu bột để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Đến khi nào thấy rễ cây đâm lan ra đầy ly, tới chỗ thoát nước, thì thay sang loại chậu có đường kính lớn hơn chậu cũ từ 3 – 6 cm. Hơn nữa, việc thay chậu theo từng bước như vậy giúp định hình bộ rễ cây sứ, sau này tạo ra những gốc sứ có hình dáng đẹp. Cũng không nên sử dụng phân hóa học trong thời gian này, sẽ làm cây sứ phát triển nhanh nhưng gốc sứ không “cứng cáp”, dễ bị úng. 


 Tác giả: Nguyễn Phát Lợi

Bài viết với mục đích chia sẻ, khi sao chép vui lòng giữ nguyên bản, ghi rõ tên tác giả và link www.caycanhphatloi.info | www.vuonsuphatloi.com


DÂY THUN ĐEN GHÉP SỨ
Chịu được ánh nắng trực tiếp trên 15 ngày. Kích thước nhỏ phù hợp cho việc ghép sứ. Giá 65.000đ/0.5kg (chưa bao gồm cước vận chuyển)



PHÂN HỮU CƠ DYNAMIC LIFTER

Phân hữu cơ xuất xứ từ Úc, dạng viên nén, tan chậm, 100% từ phân hữu cơ được gia nhiệt nên loại trừ hết hạt cỏ. Phân Dynamic Lifter có tác dụng cải thiện đất trồng, làm tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng cho đất.

Giá 25.000đ/kg

(chưa bao gồm cước vận chuyển)