Vườn sứ Phát Lợi

Địa chỉ: 202/3 Lã Xuân Oai, P. Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh

Hình ảnh vườn sứ năm 2010

Điện thoại: 0974.828.428 - 0975.828.428 Email: caycanhphatloi@gmail.com

Sứ ghép

Hiện tại vườn có hơn 300 giống sứ màu khác nhau

Trái thần kỳ - Cây Thần kỳ

Loại trái cây làm biến đổi vị giác của lưỡi, biến chất chua - đắng thành ngọt. Quý khách được dùng thử miễn phí tại vườn

Quý khách vui lòng gọi điện hẹn trước khi đến tham quan và mua hàng tại Vườn sứ Phát Lợi.
ĐT: 0974.828.428
HOTLINE/ZALO/VIBER : 0975.828.428 (Mr. Lợi)

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Cây Đại Phú

Đại Phú là loại cây dùng cho trang trí nội thất, cây có thể chịu được trong phòng lạnh. Chế độ chăm sóc đơn giản, ít sâu bệnh. Khi đạt đủ độ lớn, cây có thể ra hoa. Khi mang ra nắng, cây có hiện tượng cháy lá.

Hiện tại Cây cảnh Phát Lợi có cung cấp cây Đại Phú với kích thước trung bình từ gốc đến đỉnh lá là 1m (kích thước có thể thay đổi nhưng không đáng kể)
Giá : 120.000 đ/cây (không bao gồm chậu và phí vận chuyển)
Số lượng có hạn, vui lòng liên hệ trước để biết tình trạng sản phẩm trước khi đến mua cây.

Hình ảnh thực tế (so sánh kích thước cây với kích thước viên gạch)


Hướng dẫn chăm sóc:
Nếu để trong phòng kín, có máy lạnh, thì khoảng 5 ngày tưới nước 1 lần. Cách 2 tuần có thể mang cây ra ngoài để cây quang hợp, màu xanh của lá sẽ tươi đẹp hơn

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Cây Hoàng Nam

Tên thông dụng: Cây Hoàng nam
Tên khoa học: Polyalthia longifolia

 Họ thực vật: Họ Na – Annonaceae

Đặc điểm sống: Cây thân gỗ, thẳng,cao, tán lá hẹp dạng tháp.
Lá thuôn dài, mềm, cong xuống, dày đặc, che kín hết cành thân.
Cây mọc khỏe, dễ trồng, xanh quanh năm rất thích hợp trồng làm hàng rào che chắn, giảm tiếng ồn ở các khu công nghiệp, xí nghiệp,cơ quan.




Hoàng nam còn được gọi là Huyền diệp, là một loài cây gỗ thường xanh thuộc họ Mãng cầu (Na) - Annonaceae, phân bố tự nhiên ở Sri-Lanka, được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Malaysia, Pakistan và vùng nhiệt đới Đông Phi. Cũng có tác giả cho rằng nó có nguồn gốc ở Ấn Độ. Trong thời gian gần đây, nhiều thông tin cho thấy rằng làng hoa Gò Vấp là nơi đã nhập nội và nhân giống loài này cung cấp phục vụ công tác tôn tạo cảnh quan đô thị, đầu tiên là cho các thành phố lớn ở Nam bộ, dần dần lan rộng ra khắp cả nước. Cái tên được nhiều người trong làng cây xanh, cây cảnh đô thị biết tới nhiều có lẽ là Hoàng nam, mặc dù với cái tên ấy cũng khó giải thích minh bạch ngữ nghĩa của nó. Tên Huyền diệp thì dễ hiểu hơn, nó nói lên màu sắc của lá, một màu xanh thẫm, thẫm hơn nhiều loài cây xanh phổ biến. Trên thế giới, người ta thường biết nó qua các tên phổ biến Green Champa, Indian Mast Tree, False Ashoka, Indian Fir Tree. Ở Ấn Độ cây Ashoka được biết phổ biến qua truyền thuyết Đức Phật Thích Ca ra đời nên nó cũng có tên là Sorrowless Tree, mà người Việt chúng ta gọi là cây Vô ưu. Có lẽ vì thấy cành, lá Hoàng nam mọc rũ tương tự cành, lá non của cây Ashoka mà người ta đã gọi là Falsse Ashoka (Giả Vô ưu). Theo tôi, một vài tài liệu lại viết tên cây Hoàng nam là Ashoka, là một sự nhầm lẫn không đáng có. Các nhà phân loại học thực vật trên thế giới biết cây Hoàng nam dưới tên khoa học là Polyalthia longifolia (dịch nghĩa: Nhọc lá dài), hoặc Polyalthia longifolia cultivar. pendula (dịch nghĩa: Nhọc rũ).

Như đã nói, Hoàng nam là một loài cây gỗ thường xanh, là một đặc điểm ưu thế cho việc cơ cấu vào hệ thống cây xanh đô thị. Tuy thế, do hình thái khá đặc trưng của vòm lá đã khiến cho việc chọn địa điểm trồng không đơn giản chút nào. Do các cành nhánh đều mọc chếch về phía gốc, các lá cũng rũ theo hướng đó, nên cây Hoàng nam có dạng như một cột xanh hình suốt chỉ với đường kính tán 1-2 m, chiều cao tán có thể đạt 5 đến hơn 10 m tùy tuổi, trong khi chiều cao dưới tán thường 0,5-1 m. Với kết cấu hình thái như vậy, việc thiết kế trồng nó trên vỉa hè hẹp không mấy thích hợp. Ở một số thành phố, trên dải phân cách phân chia vỉa hè rộng 5-7 m thành hai lối, những cây Hoàng nam được bố trí xen kẽ với một vài loài cây cảnh đã làm tăng vẽ mỹ quan cho vỉa hè. Ngược lại, cũng có nơi, tuy vỉa hè rất hẹp, chiều rộng dưới 3 m, nhưng người ta cũng đã trồng một hàng Hoàng nam khiến cho bộ hành mất hết không gian đi lại và cả tầm nhìn cũng bị che chắn trong khi bóng tỏa của chúng chẳng là bao. Thật ra, Hoàng nam là một đối tượng tôn tạo cảnh quan lí tưởng, phù hợp với việc tạo đường viền hành lang, hình thành những cụm xanh trang trí trong công viên, điểm xuyết cho không gian vườn biệt thự… Nó là nguồn vật liệu bổ sung cho các công trình thiết kế ngoại thất, giúp các kiến trúc sư chấm phá không gian sân vườn thêm phong phú và đa dạng.

Ngoài tác dụng tạo cảnh, Hoàng nam là loài cây cho nhiều vị thuốc đáng lưu tâm. Ở nhiều nước Nam Á, nền y học truyền thống xem Hoàng nam là cây có khả năng cung cấp các vị thuốc chữa sốt, trị bệnh ngoài da, đái tháo đường, cao huyết áp và bệnh giun sán. Tinh chất lấy từ cây và các hợp chất đồng phân của nó đã được nghiên cứu như một hoạt chất sinh học trong tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn. 

Ở Huế, Hoàng nam chỉ mới được trồng trong vòng chục năm trở lại đây, với số lượng chưa nhiều, nhưng tên gọi ấy cũng đã đi dần vào kí ức của người dân Huế. Cũng đã có quán cà-phê "Hoàng Nam" ra đời ở đường Nguyễn Tri Phương rồi đấy! Với trào lưu dịch vụ thương mại tiên tiến ngày nay, việc du nhập một loài mới bổ sung cho hệ thống cây xanh không khó lắm. Cái khó hơn chính là tìm ra phương án thiết kế thích hợp. Một hiện tượng thường thấy cũng cần lưu ý để quan tâm hơn về kĩ thuật trồng, chăm sóc, là hàng cây thường có ngoại hình ít đồng dạng sau một-hai năm trồng. Hi vọng với tâm huyết sẵn có của mình, Trung tâm Công viên-Cây xanh Huế sẽ có những phương án tốt để phát huy hết giá trị tôn tạo mà cây Hoàng nam đã ẩn chứa. 
 Đỗ Xuân Cẩm

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Trái bầu hồ lô


HIỆN TẠI VƯỜN SỨ PHÁT LỢI CUNG CẤP BẦU HỒ LÔ CÒN NGUYÊN TRÁI NHƯ HÌNH

CẬP NHẬT NGÀY 24/8/2015
Giá từ 120.000 đ/quả
Nhận giao hàng trên toàn quốc




Khuyến mãi sơn PU + Dây nơ khi khách hàng yêu cầu


Với những ai mê tác phẩm điện ảnh Tây Du Ký chắc hẳn sẽ không xa lạ gì về hình ảnh những quả bầu hồ lô. Hồ lô không chỉ được sử dụng để đựng nước, đựng rượu mà còn để cất giữ những vật quý như linh đan, diệu dược những sản phẩm được tinh luyện bởi khí thiêng trời đất ngàn năm. Nếu để ý, chúng ta còn thấy ông Thọ, vị thần đem lại sức khoẻ và sự truờng thọ, với quả hồ lô treo phía trên cây gậy Như ý như một vật bất ly thân và cũng rất đặc trưng của ngài. Hình ảnh Quan Âm Bồ Tát thường mang một chiếc bầu hồ lô nhỏ chứa đầy nước thần để ban phúc lành, nhất là trong việc cầu tự. Hồ lô được nhìn nhận là một sản phẩm của văn minh phương Đông từ rất lâu đời, nó xuất hiện ở khắp mọi nơi giống như một biểu tượng linh thiêng. Trong Phong thủy, hồ lô được sử dụng làm vật khí chủ yếu trong việc hóa giải hung khí và tăng cường sức khỏe.



1. Tính biểu tượng của hồ lô
Không ai biết hồ lô đươc thuần dưỡng từ bao giờ nhưng qua những chữ tượng hình tìm được trên Giáp cốt văn, người ta cho rằng hồ lô đã được trồng ở Đông Nam Á cổ từ hơn 7000 năm trước. Quả hồ lô đã trở nên quen thuộc với con người từ thủa mông muội, khi mà các hoạt động hái lượm hay thu hoạch các loại sản phẩm từ thực vật trở nên phổ biến. Các tính năng đặc biệt đã làm cho quả hồ lô dần dà thoát khỏi cái vỏ tự nhiên, khiến nó được con người nhân cách hóa, thần bí hóa và tạo ra muôn vàn thần thoại, truyền thuyết gắn với chúng.
Từ xưa, con người đã quan niệm hồ lô là biểu trưng cho sự may mắn: theo phân tích ngữ âm, ngữ nghĩa theo Hán tự ở phần tên gọi hồ lô thì hình ảnh hồ lô mang biểu trưng của phúc lộc, thăng tiến. Các tộc người cổ ở miền Nam sông Dương Tử có tục rước thần hồ lô, dùng gỗ đẽo thành mặt nạ hồ lô thần có tay cầm; phụ nữ tế tự hồ lô thần để cầu hạnh phúc tương lai; kết hình hồ lô trên cổ hàm ý may mắn.
Bên cạnh đó, hồ lô còn biểu trưng cho sự hài hòa âm dương. Sở dĩ như vậy bởi Hồ lô vốn là loài bầu bí có hoa tự thụ phấn, do vậy nó tự mang trong mình sự hài hòa âm dương. Xa hơn nữa, hồ lô còn là biểu trưng của tình yêu đôi lứa.
Theo quan niệm của người xưa, hồ lô còn là tượng trưng của vũ trụ thu nhỏ. Trong Đạo giáo, không gian bên trong là thế giới của thần tiên, là vũ trụ độc lập với bên ngoài, có thể biến to, cũng có thể thu nhỏ, thông với bên ngoài bằng một cửa hẹp: miệng hồ lô. Vũ trụ bên trong hồ lô chỉ có hạnh phúc, tiên cảnh, có sự thăng hoa mà không hề có chiến tranh, bất ổn của thế giới nhân sinh.
2. Hồ lô và ý nghĩa cát lành theo Phong thủy
Hiện nay, một số tộc người ở miền nam Trung Quốc còn lưu truyền tục lấy hồ lô vẽ thành đầu rồng hay treo ở cửa ra vào với mục đích xua đuổi tà ma. Khi cúng tổ tiên, một số dân tộc thiểu số mang hồ lô treo ở phía trước đàn tế, ngụ ý cấm người lạ vào nhà. Trẻ em đeo chiếc hồ lô nhỏ trước ngực làm bùa và hy vọng đứa bé ấy sẽ có em trai, em gái về sau. Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người dân mang hồ lô treo ngược trên đòn giông nhà, đợi đến giữa trưa thì mang xuống vứt đi, ngụ ý hồ lô hút hết độc khí, ám khí, hút hết xui xẻo.
Trong các môn khoa học Đông phương nói chung và Phong thủy nói riêng, hồ lô đã được sử dụng phổ biến từ mấy ngàn năm trước. Người ta không chỉ sử dụng hồ lô từ quả bầu tự nhiên mà còn chế tác ra nhiều kiểu hồ lô từ các chất liệu khác nữa như gỗ, gốm sứ, kim loại, ngọc... Cũng chính vì vậy, mà từ chức năng là vật để chứa đựng, hồ lô được xem như một thứ đồ trang trí và đặc biệt trở thành một vật khí Phong thủy có tác dụng tăng cường sức khỏe và tài lộc.
Phong thủy quan niệm hồ lô vừa ngăn ngừa, vừa hóa giải bệnh tật. Có lẽ vì vậy mà trong các hiệu y dược cổ truyền, người ta thường bày những chiếc hồ lô rất lớn. Đặc biệt, trong nhà có người mắc bệnh, bên cạnh việc chữa bị bằng y học thì treo những quả hồ lô trong nhà được cho là sẽ trợ giúp người bệnh mau lành. Người ta có thể tăng cường tác dụng bằng cách dùng ba quả hồ lô gỗ treo ngay đầu giường sẽ tạo hiệu ứng đặc biệt.
Trong nhà treo những quả hồ lô ở phương Phúc Đức hoặc Thiên Y (hai phương cát lành trong Phong thủy bát trạch) sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cả gia đình. Nếu trong nhà có trẻ nhỏ hay quấy khóc, có thể treo bên cạnh nôi của trẻ một quả hồ lô sẽ cho kết quả bất ngờ. Để đem lại bình yên, tránh tai nạn và giữ sức khỏe cho người lái xe, người ta thường treo những quả hồ lô nhỏ trên xe ô tô.


Hình dạng hồ lô theo Ngũ hành thuộc về Kim, nếu được làm bằng kim loại thì tính kim càng mạnh. Vì vậy mà trong Phong thủy Huyền không học, hồ lô kim loại (thường là hồ lô đồng) thường được dùng trong việc hóa giải những điểm xấu của hai sao Ngũ Hoàng và Nhị Hắc (thuộc về Thổ). Đây là hai sao mang tới nhiều bệnh tật nếu nó ở những vị trí cửa hoặc phòng ngủ. Như năm Canh Dần 2010, nếu như giường ngủ nằm ở phương Đông Bắc hoặc Tây Nam thì sẽ bị ảnh hưởng bởi trường khí xấu của hai sao Nhị Hắc và Ngũ Hoàng, treo hồ lô đồng hóa giải được xem là một liệu pháp đơn giản mà hiệu quả.
Chiếc hồ lô vừa gần gũi, giản dị, phàm tục vừa linh thiêng, gợi vào lòng người một ý niệm xa xôi của biểu tượng thần tiên. Hồ lô vừa là một dụng cụ đắc lực trong đời sống thường nhật, vừa là biểu tượng của tâm linh; biểu trưng của linh hồn tổ tiên, của phúc lộc và tài vận. Chình vì thế, mà với văn hóa phương Đông huyền bí, hình tượng hồ lô luôn có một sức sống bền vững trong tâm thức của mỗi người cùng ước vọng về một cuộc sống an lành, hạnh phúc.


KTS Phạm Cương - Công ty cổ phần Nhà Xuân




Quả bầu Hồ Lô có hình dáng thú vị: miệng thật nhỏ mà bụng thật to được sử dụng nó làm đồ chứa đựng, đựng nước, đựng rượu, lại dùng để cất giữ linh đan diệu dược. Trong hiệu Y Dược người ta thường hay trưng bày một quả hồ lô đại.

Thái Thượng Lão Quân trong phim Tây Du Ký luyện tiên đan bằng pháp bảo "Tế Thế Hồ Lô" trong suốt mấy vạn năm khiến cho pháp bảo này trở thành một Thượng Cổ Kỳ Vật có khả năng hấp thụ tinh hoa, gia tăng nội lực.

Cũng có các loại yêu tinh thường hay dùng Hồ Lô tu luyện hấp thụ tinh khí trời đất thành bảo bối để chiến thắng đối thủ.
Nói về công dụng, Bầu Hồ lô không chỉ để ăn, trị bệnh như một loại thảo dược giải mát gan nó còn có các công hiệu Thần Bí vô cùng. Trong Phong Thủy Học công dụng của bầu Hồ lô rất lớn:

Các bậc Tiên Hiền đã sớm phát hiện Hồ Lô giúp tiêu tai và hóa giải bệnh tật. Phàm trong nhà mà thường có người bị bệnh, có thể treo Pháp khí này, có thể trợ giúp mau lành bệnh, nam nữ già trẻ đều dùng được. Nếu như bạn không có nhiều kiến thức về Phong Thủy thì dùng Hồ lô treo ở đầu giường của bệnh nhân, thì sẽ nhanh có hiệu quả. Nếu cần có thể đọc trong các sách về Phong Thủy hoặc nhờ Phong Thủy Sư tính giúp cho phương vị Thiên y hoặc Diên Niên để treo thì kết quả rất tốt cho tất cả các thành viên trong gia đình. Bệnh lớn hóa nhỏ, bệnh nhỏ sẽ hết, làm cho người bệnh yếu trở nên khỏe mạnh, tinh thần được sảng khoái.

Trong nhà nếu vợ chồng bạc duyên, có thể treo thử 2 cái Hồ Lô bầu Âm Dương ở đầu giường, có thể sẽ nối lại sợi dây tình cảm, có khi đem lại những cảm xúc ngọt ngào như thời mới yêu nhau.

Bởi vì quả bầu hồ lô có nhiều hạt và mọc dạng dây leo nên nó cũng có ý nghĩa sinh sôi nảy nở của dòng giống đi kèm cho nên nhà hiếm muộn con cái treo nên 1 cái bầu hồ lô ngũ hành sẽ may mắn thụ thai sinh được quý tử...



Nguồn: internet




Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Giới thiệu cây Bò Cạp Nước

Bài viết liên quan
- Lợi ích của cây Bò Cạp Nước

Muồng hoàng yến còn có tên là Muồng hoàng hậu, Hoa lồng đèn, Bò cạp nước, Osaka, Mai dây, Cây xuân muộn, Mai nở muộn (danh pháp khoa học: Cassia fistula L.), thuộc phân họ Vang của họ Đậu (Fabaceae). Loài muồng này có nguồn gốc từ miền nam châu Á, từ miền nam Pakistan kéo dài về phía đông qua Ấn Độ tới Đông Nam Á và về phía nam tới Sri Lanka.

Đây là loài cây trung tính, thiên về ưa sáng, mọc nhanh, chịu hạn tốt. Cây con ưa bóng nhẹ.

Cây bò cạp nước



Đặc điểm: Chiều cao trung bình từ 40 - 60 cm
Giá : 25.000 đ ( không bao gồm phí vận chuyển)

Khách hàng ở miền Bắc có thể nhận cây ở ga Hà Nội và thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng
Xem hướng dẫn chi tiết tại đây

Hoa Bò Cạp Nước

Một số hình ảnh hoa cây bò cạp nước



Cây Bò Cạp Nước


1. Giới thiệu:
- Tên khoa học: Cassia fistula L.
- Họ: Vang Caesalpiniaceae
- Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Srilanca
- Ở Việt Nam, Cây này thường được gọi là cây Bò Cạp Nước, một số nơi gọi là Osaka, hay Hoàng Lan, Muồng Hoàng Yến ...
- Cây Bò Cạp Nước thường thấy có màu vàng chanh, hoặc màu vàng đậm hơn một chút, là do quá trình lai tạo tự nhiên và một phần ảnh hưởng của môi trường xung quanh
- Là loại cây ưa nắng, thân gỗ , chiều cao có thể đạt đến 20m
- Hoa có cuống dài mọc buông thõng xuống, dài 30 đến 50 cm, có từ 10 đến 30 hoa , nở dần từ gốc đến ngọn.


Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Cây Thần Kỳ giúp bệnh nhân ăn ngon miệng

Chuyên gia về thực vật nhận định, cây Thần Kỳ tuy là loài ngoại lai mới du nhập từ Phi châu nhưng không có khả năng xâm hại hệ sinh thái Việt Nam. Trong khi, các bác sỹ Mỹ đang thử nghiệm dùng quả Thần Kỳ giúp bệnh nhân ung thư ăn ngon miệng hơn.

Ngay từ thập niên 70 của thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu như Linda Bartoshuk, Phòng Thí nghiệm Quân đội&Hải quân Mỹ (U.S. Navy and Army Labs) đã nghiên cứu cây Thần Kỳ. Giờ đây, Trung tâm Mùi vị của Đại học Florida (University of Florida’s Center for Smell) cũng bắt tay tìm hiểu đặc tính kỳ diệu của chất miraculin trong cây Thần Kỳ.

Cây Thần Kỳ



Bạn Hồ VT. - Q.8, TP.HCM viết: Bạn tôi ở Thủ Đức có trồng một cây lạ, gọi là cây “Thần kỳ” và nói rằng trái Cà na, màu lục lúc còn non, chín có màu đỏ như ớt. Trái chín ăn có vị chua ngọt cũng ngon. Nếu ta tiếp tục ăn thêm một trái có vị chua như chanh chẳng hạn thì sẽ không cảm thấy chua mà ngọt như đường, kéo dài cho tới khi ăn hết miếng chanh!

Tôi gởi mẫu cây có trái chín để nhờ Tòa soạn phân tích cho biết trái cây này có ăn được không và nghe nói người bị tiểu đường dùng được để giảm đường huyết có đúng không? Có độc hại gì không?
Mẫu vật bạn hỏi là trái cây Thần kỳ (Miracle fruit), có tên khoa học là Synsepalum dulcificum (Schumach. & Thonn.) Daniell, cùng họ Sapotaceae với cây Xa bô chê (Lòng mứt), hay cây Viết, trồng nhiều ở đường phố…

Cây Thần Kỳ


Hiện tại vườn chúng tôi có cung cấp các loại cây Thần Kỳ với kích cỡ và giá cả đa dạng, phù hợp với sự lựa chọn của khách hàng. Click vào hình để xem với kích thước lớn hơn
Vì sao lại gọi là cây Thần Kỳ ?

- Sau khi ăn trái thần kỳ thì: ăn chanh,me, xoài, cóc, ổi... không thấy chua, ăn ớt không thấy cay, uống cà phê không cần dùng đường vẫn ngon như thường, uống rượu bia dễ dàng như uống nước.
Chẳng lẽ dùng trái thần kỳ để ăn chanh ?

- Ăn chanh (hay các loại trái cây chua khác) chỉ để thể hiện rõ tính năng "thần kỳ" của loại trái cây này.

Vậy công dụng của loại trái cây này ?

- Đối với những người đang trong giai đoạn kiêng ăn đường thì sử dụng trái thần kỳ trước khi dùng các loại trái cây chua hay uống cà phê là giải pháp hiệu quả nhất. 


 - Khi đi gặp đối tác hoặc tiếp khách, phải uống nhiều rượu bia, thì sử dụng trái thần kỳ giúp bạn uống được dễ dàng hơn. (tuy nhiên không nên quá lạm dụng trái thần kỳ vào mục đích này vì sẽ gây hai cho gan và bao tử)

- Các bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa chất, thì các gai vị giác trên lưỡi bị tổn thương nặng nề khiến họ chán ăn, ngày càng sụt cân và suy giảm khả năng của hệ miễn dịch. Bác sĩ Mike Cusnir, nhà nghiên cứ và là chuyên gia ung thư tại trung tâm Y khoa Mount Sinai cho hay các bệnh nhân sau khi sử dụng trái thần kỳ mang lại hiệu quả trong việc khôi phục cảm giác ăn ngon miệng cho họ

Công dụng của trái Thần Kỳ kéo dài trong bao lâu ?

- Để trái Thần Kỳ phát huy được tính năng của nó, khi dùng nên ngậm trái khoảng 1 - 2 phút cho tan đều trong miệng.
Tính "thần kỳ" này kéo dài khoảng 30 phút sau khi ăn (hoặc hơn nữa), Chất Miraculin cũng bị mất tác dụng ở nhiệt độ 100 độ Fahrenheit ( khoảng 37 độ C) nên có thể dùng tách trà nóng để trả lại vị giác ban đầu ngay lập tức.

Cây Thần Kỳ có khó chăm sóc ? 

- Hoàn toàn ngược lại, cây Thần kỳ rất dễ chăm sóc. chỉ cần tưới nước và bón phân định kỳ để tạo nguồn dinh dưỡng đối với cây trồng trong chậu. Cây ít sâu bệnh nên không phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật, lá ít rụng, lá non ra thường xuyên nên luôn giữ được màu xanh trên cây. Cây cũng không đòi hỏi lượng nắng cao và không chiếm diện tích nhiều, vì thế các khu vườn gia đình ở nhà phố rất thích hợp với chúng.




  Liệu chúng có thích hợp với khí hậu Việt Nam ?
 
- Cây Thần Kỳ ở vườn chúng tôi được nhân giống từ hạt tại Việt Nam, nên cây hoàn toàn thích ứng với khí hậu ở Việt Nam. 
-----------------------------------------------------------------
Hiện tại vườn chúng tôi có cung cấp các loại cây Thần Kỳ với kích cỡ và giá cả đa dạng, phù hợp với sự lựa chọn của khách hàng.

Cây Thần Kì

Cây này là mội loại cây ăn trái, vừa có thể trồng làm cây kiểng.
Chất Miraculin của cây kỳ diệu là hợp chất tạo vị ngọt thiên nhiên đã được người châu Phi dùng rất nhiều năm, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng miraculin không tạo ra calori nên nhiều nhà sản xuất kỳ vọng nó sẽ có ứng dụng rộng rãi để điều trị bệnh nhân cần sử dụng các chất tạo ngọt tổng hợp và tránh dùng saccaroza như bệnh tiểu đường, bệnh béo phì…
Đây là một khóm cây cảnh hình dáng hấp dẫn có trái đỏ, bóng, mọng (xem hình), trông đã đẹp mắt mà nếm thì có vị… “trên cả tuyệt vời” nên được gọi là “quả cây kỳ diệu”, tên khoa học Synsepalum dulcificum. Dù có ăn kèm với một trái cây “chua lè” như chanh chẳng hạn, thì chua cũng hoá ngọt. Hiện nay, người ta đang tính dùng nó là “trái tạo ngọt thiên nhiên” thay thế đường theo dòng những thảo mộc như cây Cỏ ngọt Stevia rebaudiana; hơn thế nữa, có thể dùng kèm với những thuốc đắng, để át vị của thuốc - mà không làm thay đổi tác dụng, không tương tác với thuốc, không gây tác dụng phụ nào cả.

CÂY THẦN KỲ TRÊN BÁO TIỀN PHONG

Cây Thần Kỳ giúp bệnh nhân ăn ngon miệng hơn
Chuyên gia về thực vật nhận định, cây Thần Kỳ tuy là loài ngoại lai mới du nhập từ Phi châu nhưng không có khả năng xâm hại hệ sinh thái Việt Nam. Trong khi, các bác sỹ Mỹ đang thử nghiệm dùng quả Thần Kỳ giúp bệnh nhân ung thư ăn ngon miệng hơn.
Ngay từ thập niên 70 của thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu như Linda Bartoshuk, Phòng Thí nghiệm Quân đội&Hải quân Mỹ (U.S. Navy and Army Labs) đã nghiên cứu cây Thần Kỳ. Giờ đây, Trung tâm Mùi vị của Đại học Florida (University of Florida’s Center for Smell) cũng bắt tay tìm hiểu đặc tính kỳ diệu của chất miraculin trong cây Thần Kỳ.

CÂY THẦN KỲ TRÊN BÁO KHOA HỌC PHỔ THÔNG


Bạn Hồ VT. - Q.8, TP.HCM viết: Bạn tôi ở Thủ Đức có trồng một cây lạ, gọi là cây “Thần kỳ” và nói rằng trái Cà na, màu lục lúc còn non, chín có màu đỏ như ớt. Trái chín ăn có vị chua ngọt cũng ngon. Nếu ta tiếp tục ăn thêm một trái có vị chua như chanh chẳng hạn thì sẽ không cảm thấy chua mà ngọt như đường, kéo dài cho tới khi ăn hết miếng chanh!
Tôi gởi mẫu cây có trái chín để nhờ Tòa soạn phân tích cho biết trái cây này có ăn được không và nghe nói người bị tiểu đường dùng được để giảm đường huyết có đúng không? Có độc hại gì không?
Mẫu vật bạn hỏi là trái cây Thần kỳ (Miracle fruit), có tên khoa học là Synsepalum dulcificum (Schumach. & Thonn.) Daniell, cùng họ Sapotaceae với cây Xa bô chê (Lòng mứt), hay cây Viết, trồng nhiều ở đường phố…

Giới Thiệu Cây Thần Kỳ

Cây kỳ diệu là cây tiểu mộc, có thể cao đến 6 mét sau 10 năm. Trồng thích hợp ở vùng đất khô ráo, pH acid, có độ ẩm cao, nắng nhiều. Cây cho ra một loại trái khi chín có màu đỏ rất đẹp sau mùa mưa.

Trái khi chín rất mau hỏng, mặc dù được bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp. Sở dĩ cây được gọi là kỳ diệu, vì trái của nó khi nếm sẽ làm cho các vị khác như chua, đắng đều bị biến đổi thành vị ngọt; tên địa phương của cây là taami, asaa và ledidi.

Cây thần kỳ 03

Cây trồng trên 2 năm, đã ra hoa. Chuẩn bị đậu trái

Cây thần kỳ 02


Chiều cao trung bình từ 30 - 40 cm
Cây trồng được từ 1,5 - 2 năm
Mua số lượng nhiều sẽ có giá đặc biệt, dành cho các khách hàng muốn lập vườn hoặc kinh doanh. Call để có giá tốt nhất

Cây Thần Kỳ 01


Chiều cao trung bình từ 20 - 30 cm
Cây trồng được từ 1 - 1,5 năm
Mua số lượng nhiều sẽ có giá đặc biệt, dành cho các khách hàng muốn lập vườn hoặc kinh doanh. Call để có giá tốt nhất

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Lá dâu tằm đa dụng


Dâu tằm có tên khoa học là Morus albal... Y học cổ truyền thường dùng lá dâu (tang diệp), vỏ rễ dâu (tang bạch bì), quả dâu (tang thầm), cây mọc ký sinh trên dâu (tang ký sinh) làm thuốc.


 Đặc biệt, lá dâu tằm có rất nhiều công dụng. Theo Tuệ Tĩnh, lá dâu cần chọn lá non, hái lúc mặt trời chưa mọc, rửa sạch, phơi nắng cho khô. Dùng lá dâu vườn tốt hơn vì lá dâu núi có thể bị nọc độc rắn rết nhiễm vào.

Dưỡng nhan sắc từ dâu tằm


Khi nhắc đến dâu tằm, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến lá dâu – một thực phẩm không thể thiếu trong chăn nuôi tằm lấy tơ. Nhưng không nhiều người biết đến loại cây này trong những bài thuốc dân gian mà mỗi bộ phận của cây đều là vị thuốc quí chữa các bệnh cảm mạo, hạ huyết áp, làm sáng mắt hay làm lành vết thương. Ngày nay, chị em phụ nữ bắt đầu sử dụng dâu tằm như một “vũ khí” cho sắc đẹp.

Trái dâu tằm thuộc loại quả mọng (berry) là loại trái cây đơn, phát triển từ một bầu nhụy, vị chua ngọt rất có lợi cho sức khỏe. Ngày càng có nhiều món ăn được chế biến từ các loại quả mọng. Ngoài ra, quả mọng như dâu tằm là thành phần thiên nhiên nằm trong rất nhiều công thức tạo nên hỗn hợp mặt nạ dưỡng da.

Làm đẹp da từ cây dâu tằm


Ngày nay, chị em phụ nữ bắt đầu sử dụng dâu tằm như một "vũ khí" cho sắc đẹp.

Khi nhắc đến dâu tằm, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến lá dâu-một thực phẩm không thể thiếu trong chăn nuôi tằm lấy tơ. Nhưng không nhiều người biết đến loại cây này trong những bài thuốc dân gian mà mỗi bộ phận của cây đều là vị thuốc quí chữa các bệnh cảm mạo, hạ huyết áp, làm sáng mắt hay làm lành vết thương. Ngày nay, chị em phụ nữ bắt đầu sử dụng dâu tằm như một "vũ khí" cho sắc đẹp.

Bí quyết trắng da từ cây dâu tằm

Cải thiện làn da đen, sậm thành da trắng hồng là điều mà bất cứ người phụ nữ nào cũng ao ước. Với 180 phút đắm mình trong hương thơm quyến rũ của mật ong, phấn hoa, dâu tằm… sẽ mang đến cho chị em một làn da trắng mịn, nuột nà.

Quả dâu tằm không chỉ là món ăn khoái khẩu của chị em phụ nữ mà lá dâu tằm non, rễ tằm lâu năm và kén tằm vàng còn là sứ giả của sắc đẹp. Trong dâu tằm có chứa chứa thành phần alpha - hydroxy axit, có khả năng loại bỏ những tế bào chết, nhanh chóng tái tạo tế bào mới, làm làn da trắng hồng tự nhiên.

Những bài thuốc quý từ cây dâu tằm

Dâu tằm là loài cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời. Sở dĩ có tên là dâu tằm vì công dụng chủ yếu của nó là để nuôi tằm, dệt lụa.


Trong tài liệu này, chúng tôi gọi tắt là cây dâu. Ở miền Bắc, dâu được trồng nhiều ở ngoài bãi sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình. Ở miền Nam, dâu được trồng nhiều ở tỉnh Lâm Đồng. Trong nhà dân, bà con thường trồng một vài cây dâu vừa hàng rào vừa làm thuốc nam. Một số người cho rằng cây dâu có tác dụng kị tà. 

Thuốc quý từ cây dâu tằm


Hầu hết các bộ phận của cây dâu tằm đều có vị thuốc quý, kể cả những thứ bám vào cây dâu (như tầm gửi, tổ bọ ngựa, sâu dâu...)
Tác dụng chữa bệnh: lá dâu (tang diệp) có tác dụng hạ sốt, chữa cảm mạo, hạ huyết áp, làm sáng mắt, chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, chứng thổ huyết, làm lành vết thương.
Cách dùng: lá dâu tươi: 50 gr sắc với 200 ml, còn 100 ml, chia uống hai lần trong ngày (sáng, chiều để chữa cảm mạo, sốt cao, cao huyết áp).

Quả dâu ta và tác dụng chữa bệnh

Dâu ta hay còn gọi là Dâu tằm, (Dâu cho lá nuôi tằm kéo tơ) có ở nhiều nơi.
 Cây Dâu nuôi tằm thì nhiều lá, quả ít và nhỏ, vị chua. Cây Dâu lưu niên thì quả nhiều, to, đỏ, tím mọng, ngọt. Mỗi loại có đặc tính riêng tuỳ theo mục đích sử dụng. Loại Dâu lưu niên được trọng dụng hơn. Quả dâu có tên Hán là Tang thầm (Tang thâm tử) tên khoa học phổ biến là Morus Alba. 

Trong Đông y, trái Dâu được dùng từ đời Đường. Các công trình nghiên cứu cho thấy Dâu ta và Dâu Tầu có giá trị nuôi tằm và làm thuốc tương đương nhau.

Theo Trung dược học bản thảo : Trái Dâu tằm có công dụng bổ thận, dưỡng huyết, khu phong, sáng mắt, tăng lực, chữa táo bón kinh niên; theo Bản thảo cương mục Lý Thời Trân: Trái Dâu giải được độc của rượu, lợi cho cả khí, cả thuỷ trong cơ thể.

11 Bài thuốc từ cây dâu tằm



Để chữa thiếu máu, mất ngủ, lấy quả dâu chín ngâm với đường (hoặc mật ong), pha nước uống mỗi ngày. Uống liên tục nhiều ngày càng tốt. Nếu mất ngủ, nên uống vào buổi tối trước khi lên giường. Các bài thuốc khác từ cây dâu:
 
 1. Bổ huyết, dưỡng huyết

Phù tang chí bảo là một bài thuốc hay đã được đề cập trong các y thư cổ như Nam dược thần hiệu, Hải Thượng y tông tâm lĩnh... Uống được ít lâu nếu thân thể mọc đầy mụn thì đó là do sức thuốc đẩy ra, không nên cho là quái lạ. Nhưng sau 3 tháng, khắp mình sẽ tươi sáng, da dẻ mịn màng. Nếu uống liên tục nửa năm thì khí lực trở nên mạnh mẽ lạ thường, tật bệnh dần dần tiêu tan. Trường kỳ uống mãi thì gân cốt rắn chắc, khí huyết dồi dào, tỏ tai sáng mắt, tinh thần khoan khoái, tăng thêm tuổi thọ.

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

HƯỚNG DẪN GHÉP SỨ - PHẦN 6d: Ghép ngọn

Cây sứ Thái Lan nguyên thủy thường có màu hồng nhạt. Cây sứ con gieo từ hạt do thụ phấn tự nhiên, sẽ cho ra một màu hoa mới, nó có thể được giữ lại để hình thành nên một giống sứ có tên gọi mới, tuy nhiên, phần lớn hoa của các cây sứ gieo từ hạt này thường mang tính trạng xấu từ cây bố mẹ, nên hoa ít, màu sắc không đẹp. Vì vậy, để có được cây sứ không chỉ đẹp ở bộ rễ mà còn đẹp cả ở màu hoa, người chơi thường dùng phương pháp ghép. 

Hiện nay có nhiều phương pháp ghép áp dụng cho cây sứ, nhưng căn bản vẫn là Phương pháp ghép vạt nêm (chữ V) và Phương pháp ghép ngồi. Phương pháp ghép ngồi có thể mở rộng ra thành Phương pháp ghép bịt và Phương pháp ghép ngồi áp dụng cho phần ngọn. 

Ở đây tôi sẽ trình bày lần lượt 4 phương pháp trên, tùy thuộc vào tay nghề của người ghép mà có thể áp dụng linh hoạt từng phương pháp ghép. 

Định nghĩa một số khái niệm. 
Gốc ghép – nhánh ghép (cây nguyên liệu) : Hiểu một cách đơn giản, là cây sứ … được ghép. Nó có thể là cây sứ nguyên thủy gieo từ hạt, có màu hoa không đẹp, hoặc là cây sứ đã được ghép, nhưng có bộ rễ đẹp và người chơi muốn thay đổi màu hoa mới. Gốc ghép yêu cầu phải đang phát triển tốt, đường kính nhánh ghép tốt nhất trong khoảng từ 1 – 2 cm. Da có màu xanh hơi ngả xám, không bị nấm móc đeo bám. Nhánh ghép khi cắt ngang thì tiết ra nhựa màu trắng đục. 


Bo ghép: Là một đoạn được lấy từ một nhánh sứ cho hoa đẹp. Tùy theo phương pháp ghép khác nhau mà bo ghép có độ dài ngắn khác nhau, sẽ được trình bày cụ thể ở từng phương pháp ghép. Bo ghép tốt nên có màu xanh hơi ngả sang xám, nhưng không được quá già. Người mới tập ghép thì dùng bo ghép có màu ngả sang xám sẽ dễ thành công hơn. Người đã ghép thuần thục, thì thích dùng bo ghép vẫn còn màu xanh, vì sau này bo ghép sẽ phát triển mạnh hơn. Bo ghép không nên để quá lâu sẽ làm giảm tỉ lệ thành công. Nếu vì một lý do nào đó mà không sử dụng hết bo ghép thì cắt bỏ hết các lá trên nhánh bo, cho vào chai pet (chai nhựa), đóng nắp lại và để trong ngăn mát của tủ lạnh, theo cách này có thể bảo quản bo ghép thêm vài ngày. 


Phương pháp ghép ngồi áp dụng cho phần ngọn

Phần ngọn của bo ghép thường bị bỏ đi vì nó quá non, chỉ cần thao tác hơi mạnh tay là bị hư nên nhiều người thường bỏ đi. Nhưng thực chất, phần ngọn là phần có sức sinh trưởng mạnh nhất, nếu ghép quen tay, thì bo ghép càng về phần ngọn càng dễ lên và khi lên sẽ phát triển mạnh hơn so với phần bo bên dưới. Để ghép phần ngọn, ta có thể áp dụng phương pháp ghép vạt nêm đã trình bình ở phần 6.2. Tuy nhiên với cách ghép này sẽ làm cho vết ghép sau này bị xấu, vì vậy, một phương pháp ghép phần ngọn dựa trên cơ sở của phương pháp ghép ngồi được hình thành. Cụ thể như sau: 

Về dụng cụ bao gồm: 
Dao ghép thật sắc (ở đây tôi dùng dao lam), bông gòn hoặc khăn sạch, cồn 90 độ sát trùng dao, túi nylon sạch, dây nylon, dây thun loại tốt. Dây nylon nên chọn loại dây mảnh, có màu trắng để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến bo ghép. Ta tiến hành như sau: 

Bước 1: Cắt ngang nhánh ghép để nhựa chảy ra. 

Bước 2: Sau một khoảng thời gian ngắn (khoảng 30 giây), dùng khăn sạch lau lớp nhựa trắng ở bề mặt, đồng thời dùng bông gòn tẩm cồn 90 độ tiệt trùng dao ghép. Cắt bỏ một đoạn ngắn trên nhánh ghép (chừng vài mm). 



Bước 3: Cắt bỏ hết các lá ở bo ghép, chú ý chừa lại cuống lá như hình 6.19 



Bước 4: Đặt bo ghép vào gốc ghép. Dùng dây nylon mảnh để kéo bo ghép sát vào gốc ghép, sau đó dùng dây thun để giữ dây nylon lại. 



Bước 5: Kéo nhẹ các đầu dây để chắc chắn bo ghép đã áp sát vào gốc ghép 

Bước 6: Dùng túi nylon trùm kín bo ghép. Mang vào trong mát để khoảng 10 ngày, khi thấy phần ngọn có dấu hiệu nảy thêm lá hoặc các lá nhỏ dần to lên thì có thể cắt dây. 

 Tác giả: Nguyễn Phát Lợi
Bài viết với mục đích chia sẻ, khi sao chép vui lòng giữ nguyên bản, ghi rõ tên tác giả và link www.caycanhphatloi.info

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÂY SỨ

HƯỚNG DẪN GHÉP SỨ - Phần 6b:PHƯƠNG PHÁP GHÉP NGỒI (Flat Graft)

Cây sứ Thái Lan nguyên thủy thường có màu hồng nhạt. Cây sứ con gieo từ hạt do thụ phấn tự nhiên, sẽ cho ra một màu hoa mới, nó có thể được giữ lại để hình thành nên một giống sứ có tên gọi mới, tuy nhiên, phần lớn hoa của các cây sứ gieo từ hạt này thường mang tính trạng xấu từ cây bố mẹ, nên hoa ít, màu sắc không đẹp. Vì vậy, để có được cây sứ không chỉ đẹp ở bộ rễ mà còn đẹp cả ở màu hoa, người chơi thường dùng phương pháp ghép. 

Hiện nay có nhiều phương pháp ghép áp dụng cho cây sứ, nhưng căn bản vẫn là Phương pháp ghép vạt nêm (chữ V) và Phương pháp ghép ngồi. Phương pháp ghép ngồi có thể mở rộng ra thành Phương pháp ghép bịt và Phương pháp ghép ngồi áp dụng cho phần ngọn. 

Ở đây tôi sẽ trình bày lần lượt 4 phương pháp trên, tùy thuộc vào tay nghề của người ghép mà có thể áp dụng linh hoạt từng phương pháp ghép. 

Định nghĩa một số khái niệm. 
Gốc ghép – nhánh ghép (cây nguyên liệu) : Hiểu một cách đơn giản, là cây sứ … được ghép. Nó có thể là cây sứ nguyên thủy gieo từ hạt, có màu hoa không đẹp, hoặc là cây sứ đã được ghép, nhưng có bộ rễ đẹp và người chơi muốn thay đổi màu hoa mới. Gốc ghép yêu cầu phải đang phát triển tốt, đường kính nhánh ghép tốt nhất trong khoảng từ 1 – 2 cm. Da có màu xanh hơi ngả xám, không bị nấm móc đeo bám. Nhánh ghép khi cắt ngang thì tiết ra nhựa màu trắng đục. 


Bo ghép: Là một đoạn được lấy từ một nhánh sứ cho hoa đẹp. Tùy theo phương pháp ghép khác nhau mà bo ghép có độ dài ngắn khác nhau, sẽ được trình bày cụ thể ở từng phương pháp ghép. Bo ghép tốt nên có màu xanh hơi ngả sang xám, nhưng không được quá già. Người mới tập ghép thì dùng bo ghép có màu ngả sang xám sẽ dễ thành công hơn. Người đã ghép thuần thục, thì thích dùng bo ghép vẫn còn màu xanh, vì sau này bo ghép sẽ phát triển mạnh hơn. Bo ghép không nên để quá lâu sẽ làm giảm tỉ lệ thành công. Nếu vì một lý do nào đó mà không sử dụng hết bo ghép thì cắt bỏ hết các lá trên nhánh bo, cho vào chai pet (chai nhựa), đóng nắp lại và để trong ngăn mát của tủ lạnh, theo cách này có thể bảo quản bo ghép thêm vài ngày. 


 Phương pháp ghép ngồi - Flat Graft

Phương pháp ghép ngồi khắc phục được các nhược điểm của phương pháp ghép vạt nêm. Với các ưu điểm như: thời gian thực hiện nhanh, tiết kiệm bo ghép (bình quân 1 bo ghép kiểu vạt nêm có thể ghép được 3 bo kiểu ghép ngồi), vết ghép mau liền sẹo, thẩm mỹ cao, nên phương pháp ghép này hiện nay được hầu hết những người chơi sứ tại Việt Nam áp dụng, mặc dù nó đã được cải tiến chút ít thành phương pháp ghép bịt. Điều đáng nói hơn, phương pháp ghép ngồi có nguồn gốc từ Việt Nam, nó đã được một số nước trên thế giới đón nhận và áp dụng phổ biến. 

Về dụng cụ bao gồm: Dao ghép thật sắc (ở đây tôi dùng dao lam), bông gòn hoặc khăn sạch, cồn 90 độ sát trùng dao, túi nylon sạch, dây nylon. Dây nylon nên chọn loại dây mảnh, có màu trắng để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến bo ghép. 

Các loạt hình ảnh dưới đây tôi dùng dây nylon màu xanh để có độ tương phản rõ nét, giúp người xem dễ quan sát. Ta tiến hành như sau: 

Bước 1: Cắt ngang nhánh ghép để nhựa chảy ra. 



Bước 2: Sau một khoảng thời gian ngắn (khoảng 30 giây), dùng khăn sạch lau lớp nhựa trắng ở bề mặt, đồng thời dùng bông gòn tẩm cồn 90 độ tiệt trùng dao ghép. Cắt bỏ một đoạn ngắn trên nhánh ghép (chừng vài mm). 

Bước 3: Chuẩn bị bo ghép. Khác với bo ghép ở phương pháp ghép vạt nêm, bo ghép theo phương pháp ghép ngồi khá đơn giản. Chiều dài bo ghép từ 8 – 10 mm, có ít nhất 1 mắt lá. Nơi này sẽ nảy chồi và phát triển khi ghép thành công. 



 Bước 4: Đặt bo ghép vào nhánh ghép. Phần tiếp xúc giữa nhánh ghép và bo ghép là 2 mặt phẳng hoàn toàn, không phải khoét một lỗ tròn ở nhánh ghép để đưa bo ghép vào như một số người lầm tưởng. Rất đơn giản và thao tác rất nhanh. 



Bước 5: Choàng dây nylon vòng qua đỉnh của bo ghép. 

Bước 6: Dùng tay kéo chặt dây nylon để áp sát bo ghép vào nhánh ghép. 

Bước 7 – 8 : Quấn thêm vài vòng ở nhánh ghép để giữ cố định. Sau đó thắt gút để kết thúc. 

Bước 9: Dùng túi nylon trùm kín bo ghép. Có thể để cây dưới nắng. Sau 1 tuần, nếu bo ghép không bị mềm nhũn, ở đầu mắt lá nổi u lên có dấu hiệu nảy chồi thì ghép thành công. Nếu bo ghép nào bị mềm nhũn thì nhanh chóng cắt dây, tránh ảnh hưởng đến gốc ghép. Sau 10 ngày có thể cắt dây.

 Tác giả: Nguyễn Phát Lợi
Bài viết với mục đích chia sẻ, khi sao chép vui lòng giữ nguyên bản, ghi rõ tên tác giả và link www.caycanhphatloi.info.

-------
Các bài liên quan:
DÂY THUN ĐEN GHÉP SỨ
Chịu được ánh nắng trực tiếp trên 15 ngày. Kích thước nhỏ phù hợp cho việc ghép sứ. Giá 65.000đ/0.5kg (chưa bao gồm cước vận chuyển)



PHÂN HỮU CƠ DYNAMIC LIFTER

Phân hữu cơ xuất xứ từ Úc, dạng viên nén, tan chậm, 100% từ phân hữu cơ được gia nhiệt nên loại trừ hết hạt cỏ. Phân Dynamic Lifter có tác dụng cải thiện đất trồng, làm tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng cho đất.

Giá 25.000đ/kg

(chưa bao gồm cước vận chuyển)